-------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Anh NewLight

Trung tâm đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình giảng dạy mới , hiệu quả nhất và đang được sử dụng nhiều nhất tại Mĩ hiện nay

Biết Ngoại Ngữ Là Cơ Hội Tốt Để Xin Việc

Giỏi tiếng anh có thể giúp bạn kiếm được những công việc tốt , mức lương cao tại những công ty nước ngoài

Tự Tin Giao Tiếp Với Bạn Bè , Đồng Nghiệp

Thú vị biết mấy khi mình có thể nói chuyện với bạn bè , người thân ở nước ngoài bằng tiếng anh một cách tự nhiên

Tiếng Anh Giúp Thay Đổi Cuộc Sống

Biết tiếng anh giúp ta cảm thấy tự tin hơn , vui vẻ hơn dẫn đến cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc

Du Học Dễ Dàng Hơn

Xóa đi rào cản về ngôn ngữ , giúp bạn đi du học dễ dàng tiếp thu kiến thức và hội nhập

Cãi Nhau Bằng Tiếng Anh Theo Kiểu Việt Nam


Một đôi vợ chồng mới qua Mỹ được ít lâu, lại hay cãi vã đòi ly dị, bỏ bụng lắm bấy lâu bị vợ lấn lướt nên nói:
-Sugar you you go, sugar me me go!
( Đường cô cô đi, đường tôi tôi đi!)
Cô vợ:
- You think you tasty?
(Anh nghĩ anh ngon lắm hả?)
Anh chồng:
-I love toilet you go go!
(Tôi yêu cầu cô đi đi!)
Cô vợ:
-You think you are belly button of dance pole? You live a place monkey cough flamingo crows, clothes house country!
(Anh nghĩ anh là cái rốn của vũ trụ hả? Anh sống nơi khỉ ho cò gáy, đồ nhà quê)
Anh chồng đáp lại:
-You onion summer three dowm seven up. No enough listen.
( Cô hành hạ tôi ba chìm bảy nổi. Thôi đủ rồi nghe)
Cô vợ mếu máo:
-Me take you, you poor storn spinach two table hand white!
(Tôi lấy anh, anh nghèo rớt mồng tơi, hai bàn tay trắng!)
Anh chồng thấy tội bèn nói
-You eat criminal so, no star where, we can do again from first.
(Em ăn gian quá, không sao cả, mình có thể làm lại từ đầu)
Nguồn: http://daotaotienganh.org/

Rèn kỹ năng viết bài tiếng Anh về phân tích biểu đồ

Rèn kỹ năng viết bài tiếng Anh về phân tích biểu đồ
GD&TĐ - Trong dạy học Ngoại ngữ, ngoài nắm vững kiến thức ngôn ngữ, thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc, kĩ năng viết đóng vai trò quan trọng không kém. Dạy viết là một trong những nội dung cơ bản và là sự kết hợp tinh tế của giảng các kĩ năng ngôn ngữ khác.
Cô giáo Bùi Thị Thu Nhung – Trường THPT Nguyễn Siêu (Hưng Yên) chia sẻ các phương pháp dạy viết tiếng Anh hiệu quả, đảm bảo chính xác yêu cầu bài viết, đúng ngữ pháp và có sáng tạo.
Những khó khăn từ phía giáo viên và học sinh
Từ góc độ giáo viên dạy Ngoại ngữ, cô Bùi Thị Thu Nhung thấy rằng, sách Tiếng Anh 11 - Chương trình cải cách có sự phân chia rất rõ ràng các kỹ năng: Reading - Speaking - Listening - Writing. Cuối mỗi bài là phần Language Focus - tập trung vào phân tích các thành tố ngữ pháp. Trong mỗi phần lại được phân chia thành các nhiệm vụ cụ thể.
Như vậy, sách giáo khoa Tiếng Anh 11 như một “giáo án mẫu”, tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên, cô Bùi Thị Thu Nhung lưu ý, điều này không có nghĩa là giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh làm chủ các quy trình trong sách giáo khoa là xong, mà quan trọng nhất là cần có những thủ thuật chuyển hóa các quy trình đó thành kỹ năng thực thụ.
Tuy nhiên, thực hiện điều này, nhận định của cô Nhung, giáo viên hiện vẫn có những cản trở từ việc có quá nhiều học sinh trong lớp; sự sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên thường cảm thấy áy náy vì không thể kiểm soát và sửa hết được tất cả các lỗi của học sinh hoặc không giúp đỡ được hết học sinh trong quá trình viết; việc sửa lỗi và cho điểm tốn rất nhiều thời gian; quá trình viết thường nhiều hơn 45 phút cho phép.
Khó khăn lớn nhất mà hầu hết giáo viên gặp phải, theo chia sẻ của cô Bùi Thị Thu Nhung là hạn chế kiến thức về tiếng Anh của học sinh, như: Không có đủ từ vựng hoặc cấu trúc câu để diễn đạt ý; có khuynh hướng sử dụng Tiếng Anh nói khi viết hoặc khuynh hướng dịch các ý từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh khi viết;
Có học sinh thì sử dụng sai các mục đích, yêu cầu của các kiểu bài khác nhau; diễn đạt các ý kiến, thông tin trong cùng một câu hoặc một đoạn văn dài; chưa biết cách sử dụng, khai thác các tài liệu tham khảo, dẫn đến việc sao chép y nguyên đáp án, bài làm mẫu chỉ để hoàn thành bài tập được giao.
Từ nhiều nguyên nhân, không ít học sinh thường chán nản với giờ học viết và hiệu quả giờ học không cao.
3 bước viết đoạn văn phân tích biểu đồ
Để viết được một đoạn văn phân tích biểu đồ hay, cô Bùi Thị Thu Nhung gợi ý, trước hết cần nắm rõ thế nào là đoạn văn và cấu trúc của nó. Đoạn văn là sự kết hợp một vài câu cùng bàn luận về một đề tài chung và được chia thành ba phần cơ bản: Câu chủ đề, phần bổ trợ và câu kết.
Câu chủ đề (Topic sentence): Giới thiệu khái quát ý của cả đoạn văn; định hướng người đọc phần tiếp theo của đoạn văn và giúp người viết kiểm soát được ý, không bị viết lệch hướng. Câu chủ đề thường là câu đứng đầu đoạn, đặc biệt trong các đoạn văn học thuật.
Cũng có những trường hợp câu chủ đề không đứng ở đầu câu mà ở giữa câu hoặc cuối câu nhưng sẽ ít gặp hơn.
Đối với đoạn văn phân tích biểu đồ, câu chủ đề luôn xuất hiện ở đầu đoạn nhằm giới thiệu đối tượng được thể hiện ở biểu đồ, các thông tin về thời gian, địa điểm và xu hướng chung nhất được thể hiện ở biểu đồ. Với những biểu đồ chứa nhiều thông tin thì câu chủ đề có thể được tách làm hai câu.
Nhìn chung, về cơ bản thì cách viết một đoạn văn phân tích biểu đồ cũng giống như cách viết một đoạn văn phân tích thông thường. Tuy nhiên thì phần nội dung cần bám sát vào các thông tin thể hiện trong biểu đồ.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Suy nghĩ cẩn thận về những điều định viết. Thông thường người viết cần suy nghĩ xem mình sẽ miêu tả biểu đồ đó thế nào bằng cách trả lời các câu hỏi như:
Phần quan trọng nhất cần trình bày về biểu đồ là gì? Câu chủ đề cần được viết như thế nào? Cần dùng những sự việc, ý kiến nào để bổ trợ cho câu đề tài? Cần phải phân tích biểu đồ như thế nào, mô tả liệt kê hay so sánh đối chiếu để làm rõ vấn đề?
Bước 2: Dựa vào biểu đồ, đọc những thông tin được thể hiện trên biểu đồ như đối tượng được thể hiện trên biểu đồ là gì? Được thể hiện bằng thông số gì, phần trăm hay các số chỉ lượng, đơn vị tính? Đối tượng đó được tính theo thời gian hay khu vực? Có những xu hướng nào được thể hiện trên biểu đồ? …
Tuy nhiên, cũng không cần phải dành quá nhiều thời gian cho bước này; đừng viết quá chi tiết, chỉ cần viết ngắn gọn đủ để giúp nhớ được mục đích và phương thức để viết đoạn văn.
Bước 3: Thu thập các thông tin cần thiết từ biểu đồ, lập dàn ý, tập trung các từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp cần thiết để chuẩn bị cho bài phân tích.
Viết đoạn văn phân tích (Writing)
Đây là giai đoạn vận dụng những ý kiến của mình để viết câu. Trong phần này, học sinh cần nhớ lại cách viết câu chủ đề, những câu bổ trợ và câu kết. Cần chú ý viết những câu đơn giản và rõ ràng để bày tỏ ý kiến của mình. Hãy cố gắng tập trung vào ý chính của đoạn văn, tránh đi lệch hướng.
Để giúp đoạn văn được rõ ràng, mạch lạc, dễ theo dõi, người viết cần nắm vững một số cấu trúc sau:
Mở bài: Người viết cần nói được biểu đồ biểu diễn số liệu về gì bằng các mẫu câu sau: The table shows/illustrates the trends in… between…; The graph shows…; The chart shows how the … have changed…
Sau đó, cần có câu tóm tắt tổng quát dữ liệu bằng cách nhìn tổng quát các dữ liệu chính; thường bắt đầu với: In general,…; Overall,…; It can be seen that…
Thân bài: Miêu tả những xu hướng chung nhất, nổi bật nhất từ các dữ liệu. Khi trình bày các dữ liệu, phải sử dụng các từ nối để làm câu văn logic và mạch lạc. Những từ nối như: in addition, therefore, furthermore,....
Tiếp theo cần miêu tả chi tiết hơn, vẫn tập trung vào xu hướng chính nhưng tập trung hơn vào các dữ liệu nhỏ hơn, kèm theo số liệu minh họa.
Kết bài: Phần kết luận thường bắt đầu bằng In conclusion, To summary, To sum up,… và tiếp đó là thông tin chung nhất về nội dung biểu đồ. Tránh sử dụng lặp từ so với phần mở bài.
Chỉnh sửa lại đoạn văn (Correction)
Đây là giai đoạn kiểm tra đoạn văn để tìm lỗi và sửa lại. Trong quá trình kiểm tra, cô Bùi Thị Thu Nhung cần chú ý về những vấn đề sau:
Về ngữ pháp và chính tả: Sau khi viết xong, người viết cần đọc lại bài viết của mình, kiểm tra các lỗi chính tả, ngữ pháp trong bài. Cần đảm bảo mỗi câu trong bài đều là câu có nghĩa, chú ý sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, và kiểm tra lại thì của mỗi câu…
Văn phong và cách tổ chức đoạn văn: Người viết cần đảm bảo bài viết của mình có câu chủ đề và câu bổ trợ đều tập trung vào ý chính, đúng chủ đề tạo nên sự thống nhất cho toàn bài viết. Thêm vào đó, một bài viết tốt cần có sự liên kết rõ ràng, mạch lạc giữa các ý trong bài bằng các liên từ cụ thể. Bài viết nên được kết thúc một cách hợp lý.
Nguồn:http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/ren-ky-nang-viet-bai-tieng-anh-ve-phan-tich-bieu-do-313282-v.html
Xem thêm: http://daotaotienganh.org

Cách phân tích bài viết mẫu tiếng Anh hiệu quả



GD&TĐ - Sách giáo khoa Tiếng Anh THPT có cung cấp các bài viết mẫu đi kèm với yêu cầu chính của mỗi bài học. 
Các bài viết mẫu có thể được đưa ra ở nhiều dạng khác nhau như: Điền vào chỗ trống (gap-filling), sắp xếp đoạn văn (ordering) hay đọc đoạn văn trả lời câu hỏi (question and answer)…
Dụng ý cuối cùng nhà biên soạn sách mong muốn đạt được là giúp giáo viên và học sinh có thể sử dụng bài viết mẫu đó, biết cách phân tích nhằm đưa ra được dàn ý (outline) của bài viết, học hỏi các cấu trúc ngữ pháp hay, những từ ngữ chuyên dụng cho từng chủ đề viết để phục vụ cho quá trình dạy và học.
Nếu nắm bắt được điều này và biết tận dụng ưu điểm ấy thì quá trình dạy - học Viết của giáo viên và học sinh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cô giáo Bùi Thị Thu Nhung (Trường THPT Nguyễn Siêu - Hưng Yên) tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm giúp phân tích các bài viết mẫu tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất.
Bắt đầu bằng câu hỏi mở
Kinh nghiệm của cô giáo Bùi Thị Thu Nhung, trong quá trình làm bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc và phân tích bài viết mẫu bằng cách đặt các câu hỏi mang tính gợi mở, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, phân tích để đưa ra câu trả lời chính xác.
Ví dụ: Đoạn văn được chia làm mấy phần? Phần mở đầu tác giả muốn giới thiệu điều gì? Có mấy ý chính trong phần thân bài? Nó được trình bày ra sao? Tác giả đã liên kết các ý trong đoạn văn như thế nào?...
Sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên cần tổng kết giúp học sinh đưa ra dàn ý chi tiết của đoạn văn, chỉ ra các cấu trúc cơ bản, chuyên biệt cho từng dạng bài viết. Học sinh cần ghi chú lại các cấu trúc đó và ghi nhớ.
Giáo viên có thể yêu cẩu học sinh lấy ví dụ, đặt câu với các cấu trúc và từ ngữ vừa học để kiểm tra xem học sinh đã thực sự hiểu và nắm vững vấn đề hay chưa.
Cuối cùng, giúp học sinh ứng dụng các cấu trúc, từ ngữ vừa lấy được từ bài viết mẫu vào giải quyết nhiệm vụ chính của bài học - viết đoạn văn theo chủ đề đã cho.
Bên cạnh đó, sự tích cực, chủ động của học sinh cũng có vai trò quan trọng không kém. Các em phải chủ động phân tích, tìm hiểu vấn đề theo gợi ý của giáo viên, không ỷ lại hay ngồi nghe một cách thụ động.
Học sinh có thể chủ động đặt câu hỏi về những vấn đề các em chưa biết hoặc cần làm rõ. Sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng nhất làm nên hiệu quả trong giờ học.
Thực hành phân tích đoạn văn bản mẫu
Giáo viên đóng vai trò tích cực trong việc thử nghiệm phương pháp thực hành viết phân tích theo văn bản cho sẵn; là người cung cấp mẫu văn bản, gợi ý thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề văn bản, từ vựng, kết cấu câu, điểm ngữ pháp cần lưu ý và các thể loại văn bản phù hợp với trình độ học viên.
Giáo viên cũng là người hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động phân tích và áp dụng. Hoạt động này đem đến sự mô phỏng sáng tạo loại bỏ những ý, câu thừa không cần thiết.
Cô Bùi Thị Thu Nhung cho rằng, đây là phương pháp tốt, tạo động cơ cho người học, đem lại sự chính xác, tự tin và sự thích thú trong khi viết.
Viết là hoạt động phức tạp phối hợp nhiều kỹ năng khác. Để có một bài viết tốt, người viết cần lĩnh hội một lượng từ vựng cần thiết, một số kết cấu cơ bản, bố cục nội dung chặt chẽ rõ ràng và cách trình bày một bài viết.
Vì thế, việc thực hành phân tích và viết theo mẫu văn bản cho sẵn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai cụ thể các phần trong đoạn văn, cách liên kết các ý tưởng trong từng phần, nhằm phát triển kỹ năng viết.
Nếu được hướng dẫn kỹ nội dung cần viết và cách xây dựng bố cục một bài viết thế nào là tốt, chặt chẽ, mạch lạc thì người học sẽ tiến bộ nhanh chóng.
Nguồn: http://daotaotienganh.org

Người đàn ông mù thổi sáo, nói tiếng Anh bán vé số ở Hội An

Thổi sáo, nói tiếng Anh bán vé số
Chợ Hội An lúc nào cũng nhộn nhịp bởi tiếng nói cười, trao đổi mua bán hàng hóa. Xen lẫn trong những “tạp âm” ấy là tiếng sáo "Một cõi đi về" trong trẻo, cao vút. Lần tìm nơi phát ra âm thanh, chúng tôi đã bắt gặp người đàn ông bị mù hai mắt đang đưa đôi tay điều khiển cây sáo điêu luyện như một nghệ sĩ. Khách du lịch tập trung đến xem ông thổi sáo mỗi lúc một đông. Người đàn ông đó tên là Lê Văn Luyện, 71 tuổi, quê ở xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
Xấp vé số ông Luyện đặt trên đùi nhanh chóng được mua hết. Mỗi khi có khách cho tiền và mua vé số, ông Luyện lại cúi xuống ngả đầu cảm ơn rồi tiếp tục thổi sáo. Tiền bán vé số được ông đặt cẩn thận vào chiếc mũ.
Ông Luyện tâm sự: “Một lần đi bộ từ quê nhà ở huyện Điện Bàn vào Tam Kì bán vé số, người mệt nhoài, đôi chân mỏi nhừ nên tôi ngồi lại bên một góc đường nghỉ ngơi. Khi tôi đem cây sáo ra thổi một bài nhạc quen thuộc thì có rất nhiều người quây quần lại nghe. Sau đó, mọi người mua vé số của tôi. Sau lần ấy, tôi cảm thấy nhờ cây sáo mà mọi người đồng cảm với cảnh ngộ của mình nên mua vé số giúp. Thế là từ đó, tôi đem tiếng sáo của mình trên mỗi bước đường mình qua để bán vé số. Giờ đây, sáo là một người bạn đồng hành, cùng tôi đi bán vé số”.
Do tuổi đã cao, đôi chân không còn khỏe, lại mang bệnh trong người nên ông Luyện không đi xa khắp tỉnh Quảng Nam bán vé số nữa. Mỗi ngày, ông dậy sớm rồi đi bộ khoảng 10km từ nhà xuống Hội An ngồi bên vệ đường Bạch Đằng để thổi sáo bán vé số cho khách du lịch. Ông Luyện kể, ông gắn bó với nơi này vì có lần khách du lịch không thấy ông lại hỏi thăm, tìm kiếm nên ông quyết định ngồi luôn một địa điểm, đến nay đã hơn 15 năm.
Không mời mọc, chèo kéo khách mua vé số, ông Luyện chỉ lẳng lặng cất cao tiếng sáo, tiếng sáo lắng đọng trong lòng người với những ca khúc quen thuộc: “Một cõi đi về”, “Tình em”. Cứ thế, trung bình mỗi ngày ông thổi sáo bán được khoảng 100 vé, lãi được 50-60 ngàn đồng.
Người đàn ông mù thổi sáo, nói tiếng Anh bán vé số ở Hội An - 1
Người đàn ông mù thổi sáo, bán vé số trên đường Bạch Đằng đã được hơn 15 năm.
Ở Hội An đã lâu, được tiếp xúc nhiều du khách người nước ngoài nên ông Luyện cũng có vốn tiếng anh nho nhỏ. Ông Luyện thường nói cảm ơn và hỏi thăm sức khỏe du khách nước ngoài bằng những câu tiếng Anh khiến ai cũng bất ngờ xen lẫn niềm vui. “Tôi hiểu và muốn biểu đạt tấm lòng cảm ơn của họ đối với mình nên học nói được vài câu thôi chứ không giỏi giang gì. Cũng nhờ các cháu ở chợ Hội An bày cách phát âm.” – ông Luyện bộc bạch.
Tai nạn bất ngờ
Trầm ngâm trong giây phút nghỉ ngơi, ông Luyện kể cho chúng tôi biết về gia cảnh và nguyên nhân khiến ông bị mù.
Năm 30 tuổi, trong một lần đi đám cưới bên nhà hàng xóm, bất ngờ có xích mích xảy ra, ông Luyện vào khuyên giải thì bị đám đông hỗn loạn tạt nước sôi khiến hai mắt ông bị bỏng nặng. Ông được gia đình đưa đi khám, cứu chữa nhưng không có kết quả. Kể từ đó, ông Luyện bị mù hẳn. “Nếu cho thời gian quay trở lại năm ấy, tôi vẫn sẽ vào can ngăn để mọi người không gây gổ, xích mích. Nhiều lần suy nghĩ, tôi vẫn thấy có lỗi với vợ con nhiều lắm vì mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Dù sao sự việc cũng đã xảy ra rồi, không ai mong muốn như thế cả!” – Ông Luyện chia sẻ.
Sau lần tai nạn bất ngờ đó, vợ chồng ông quyết định vào Đắk Lắk để xây dựng cuộc sống mới.  25 năm vượt qua biết bao khó khăn, vợ chồng ông nuôi 3 con học đàng hoàng và dựng vợ gả chồng cho các con.
Năm 1998, vì nhớ quê hương, bà con họ hàng, nên hai vợ chồng ông Luyện về lại quê nhà ở Quảng Nam để sinh sống. Một thời gian sau, vợ ông bị tai biến lại thêm chứng suy thận, ông Luyện lại càng vất vả hơn. Các con cái ở xa, kinh tế gia đình khó khăn không giúp được bao nhiêu, tất cả chi phí thuốc men và cơm áo đều dựa vào tiền đi bán vé số của ông Luyện mỗi ngày.
Trong thời gian về lại quê nhà, ông Luyện tham gia vào hội người khuyết tật của huyện Điện Bàn, được học nghề làm chổi đót, tăm tre đi bán. Cũng chính tại đây, ông Luyện còn được học sử dụng các nhạc cụ trong đó có cây sáo. Và chính nó đã là bạn đồng hành cùng ông hơn 15 năm qua ở Phố cổ Hội An khiến bao khách du lịch ấn tượng như một người nghệ sĩ đường phố.

Nguồn: http://daotaotienganh.org

Những Câu Nói Thông Dụng Của Người Mỹ


1. It’s a kind of once-in-life! Cơ hội ngàn năm có một
2. Out of sight out of mind! Xa mặt cách lòng
3. The God knows! Chúa mới biết được
4. Women love through ears, while men love through eyes! Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.
5. Poor you/me/him/her…! tội nghiệp mày/tao/thằng đó/ con đó
6. Can’t help/ can’t bear/ can’t stand: không thể chịu đựng nổi
7. It’s (not) worth: (không) đáng giá
8. It’s no use: thật vô dụng
9. It’s no good: vô ích
10. There’s no point in: Chẳng có lý do gì/ lợi gì
11. Have difficulty (in): Có khó khăn trong vấn đề gì
12. A waste of money/ time: tốn tiền/ mất thời gian
13. Be busy (with): bận rộn với cái gì
14. Look forward to: trông mong, chờ đợi
15. Be (get) used to: quen với cái gì
16. You gotta be kidding me : Anh đang giỡn/ đùa với tôi. ( ý là ko tin đó là sự thật, ý ngờ vực )
17. We have to catch a cab to work : Chúng ta phải bắt taxi đến chỗ làm
18. Miss the bus/ train/ flight : lỡ xe búyt, tàu, chuyến bay
19. It tastes lovely / it’s delicious : Ngon quá, ngon ghê ( món ăn )
20. what’s up : khỏe ko ? dạo này sao rồi ? ( giống như How are you ? how do u do ? )
21. Watch your mouth ! : Ăn nói cẩn thận nhé ( ai đó nói bậy, nói năng xúc phạm, hỗn láo )
22. Hit the spot : ngay chóc, đã quá ( đây là câu idiom phổ biến của người Anh )
- This cool drink really hits the spot = Cốc nước lạnh này thực sự đã khát quá.
- That was a delicious meal, darling. It hits the spot = Bữa ăn ngon lắm cưng oi. Thật tuyệt vời.
23. Big fat liar : Cái đồ đại nói dối !
24. Smelly/ stinky : hôi hám, hôi rình
- You’re so smelly. Stay away from me = Anh hôi ghê, tránh xa em ra mau.
25. Fishy : tanh
26. Flirt around : ve vãn, tán tỉnh
27. Fool around/ fool somebody around : làm trò hề, đùa giỡn với ai, biến ai đó thành đứa ngốc
28. That music really sounds irritative : Nhạc đó nghe khó chịu quá.
29. Got fired /dismissed : bị sa thải, đuổi việc
30. Got hired/ employed : được thuê, có việc làm

Xem thêm: Giúp người Việt giao tiếp với thế giới