-------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Anh NewLight

Trung tâm đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình giảng dạy mới , hiệu quả nhất và đang được sử dụng nhiều nhất tại Mĩ hiện nay

Biết Ngoại Ngữ Là Cơ Hội Tốt Để Xin Việc

Giỏi tiếng anh có thể giúp bạn kiếm được những công việc tốt , mức lương cao tại những công ty nước ngoài

Tự Tin Giao Tiếp Với Bạn Bè , Đồng Nghiệp

Thú vị biết mấy khi mình có thể nói chuyện với bạn bè , người thân ở nước ngoài bằng tiếng anh một cách tự nhiên

Tiếng Anh Giúp Thay Đổi Cuộc Sống

Biết tiếng anh giúp ta cảm thấy tự tin hơn , vui vẻ hơn dẫn đến cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc

Du Học Dễ Dàng Hơn

Xóa đi rào cản về ngôn ngữ , giúp bạn đi du học dễ dàng tiếp thu kiến thức và hội nhập

Bí quyết xử lý một số vấn đề trong hội thoại tiếng Anh thực tế

Giao tiếp thực tế với người bản ngữ là cách tốt nhất để bạn tăng kỹ năng tiếng Anh. Vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của Việt Nam, do đó, người học tiếng Anh chúng ta có thể tìm đến các môi trường có thể giao tiếp hoặc tiếp xúc với người bản ngữ, ví như Đại Sứ Quán Mỹ, hay các địa điểm thu hút khách du lịch; hoặc là chúng ta có thể tự thực hành qua các trang web học tiếng Anh.

Trong môi trường được kiểm soát (ví dụ như ở lớp học, v.v.), việc nói tiếng Anh với người khác khá dễ dàng, bởi chủ yếu sẽ thực hành những kiến thức tiếng Anh (cấu trúc và từ vựng) mà chúng ta đã được học.

Nhưng trong giao tiếp thực tế, chúng ta khó có thể lường trước được mọi tình huống cũng như một vài hiểu nhầm trong cuộc trò chuyện. Có thể bạn không hiểu ý đối phương, hoặc đối phương không hiểu bạn đang nói về điều gì. Có thể bạn sẽ gặp một chủ đề khó với nhiều từ chuyên ngành (ví dụ như kỹ thuật), hay người khác sử dụng nhiều tiếng lóng và các thành ngữ mà bạn không hiểu.

Đây là chủ đề chúng ta sẽ bàn luận trong bài viết này.

Chúng ta cùng xem một vài gợi ý cho các vấn đề khiến bạn khó xử trong giao tiếp thực tế nhé.



BẠN KHÔNG BIẾT TỪ?

Đôi khi bạn không thể lựa chọn từ đúng, hay trong lúc nói chuyện, bạn nhận ra rằng mình không biết từ cần diễn đạt. Hay khi bị áp lực, chẳng hạn như trong một bài thi, bạn cũng có thể quên mất ý nghĩa của từ.

Nhưng điều quan trọng là “hãy tiếp tục”, đừng để cuộc hội thoại kết thúc. Nếu bạn không biết từ, hãy diễn đạt bằng cách khác. Chúng ta có thể diễn nghĩa, đưa ví dụ hay sử dụng từ đồng nghĩa.

Lấy ví dụ, bạn không nhớ từ “mug” (cái cốc). Có 3 giải pháp dưới đây:

Thứ nhất, bạn có thể diễn nghĩa:

“It’s something you can drink coffee from.” (Đó là một thứ mà bạn có thể uống cà phê từ nó).

“You can use it to drink coffee from.” (Bạn có thể dùng nó để uống cà phê).

“It’s used for coffee.” (Nó được dùng để đựng cà phê).

Thứ hai, đưa ra ví dụ, giải thích và miêu tả:

“It’s made of China. You use it for drinking coffee.” (Nó được làm từ Trung Quốc. Bạn dùng nó để uống cà phê).

“It’s bigger than a cup.” (Nó to hơn cái chén).

Thứ ba, sử dụng từ đồng nghĩa:

“It’s like a cup, but bigger.” (Nó giống như cái chén, như to hơn)

“It’s similar to… (a cup).” (Nó tương tự như … (cái chén))

“It’s a kind of … (cup).” (Nó kiểu như … (cái chén)

Ngoài ra, trong trường hợp người khác không hiểu bạn.

Bạn có thể đoán được điều này khi thấy khuôn mặt của họ trống rỗng, (kiểu như ngờ ngờ không hiểu).

Lúc đó, bạn có thể hỏi rằng: “Do you know what I mean?” (Bạn có hiểu ý của mình không?), hay “Sorry, have I lost you?” (Xin lỗi, có phải tớ làm bạn không hiểu?)

Hoặc có thể sử dụng những cụm từ để gợi ý nhắc lại, ví như: “Let me say that again.” (Để tớ nhắc lại nhé.), hay “Let me put that another way.” (Để tớ giải thích theo cách khác nhé.)



BẠN KHÔNG NGHĨ RA ĐIỀU GÌ ĐỂ NÓI?

Một cuộc hội thoại phải đến từ hai phía. Nếu bạn nhận ra rằng bạn nói mọi lúc, hay bạn không còn gì để nói, hãy đặt câu hỏi để đối phương cùng tham gia hội thoại.

Bạn có thể đặt những câu hỏi ngắn, chẳng hạn như:

“We tried out the new Chinese restaurant last night.”

“Did you?”

(Tối qua chúng tớ đã thử món tại nhà hàng Trung quốc mới. Bạn đã đến đó chưa?)

Hoặc bạn có thể hỏi những câu hỏi chuyển hướng như:

“What do you think?” (Bạn đang nghĩ gì?) hay “what’s your opinion?” (Quan điểm của bạn là gì?)



BẠN KHÔNG TÌM ĐƯỢC CỚ ĐỂ KẾT THÚC HỘI THOẠI?

Một vài hội thoại thì khá ngắn ngủi. Ví dụ như, hỏi đường, chỉ đường, hỏi thông tin trong một cửa hàng. Đó đều là những tình huống mà hội thoại sẽ kết thúc một cách tự nhiên. Trong những tình huống này, chỉ cần một câu “Thank you” (Cảm ơn) và đáp lại bằng “You’re welcome” (Vâng) hay “Not at all” (Không có gì) đã đủ để chấm dứt cuộc trò chuyện.

Nhưng trong một số tình huống khác, bạn chỉ nói chuyện phiếm, tán gẫu, không có mục đích đặc thù. Vậy, kết thúc hội thoại với câu nói: “I’d better get going” (Tớ phải đi rồi), hay “I think that’s my bus / train” (Hình như đó là chuyến xe của mình) (khi bạn đang đợi xe ở điểm giao thông công cộng) để chấm dứt hội thoại một cách tự nhiên.