-------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Anh NewLight

Trung tâm đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình giảng dạy mới , hiệu quả nhất và đang được sử dụng nhiều nhất tại Mĩ hiện nay

Biết Ngoại Ngữ Là Cơ Hội Tốt Để Xin Việc

Giỏi tiếng anh có thể giúp bạn kiếm được những công việc tốt , mức lương cao tại những công ty nước ngoài

Tự Tin Giao Tiếp Với Bạn Bè , Đồng Nghiệp

Thú vị biết mấy khi mình có thể nói chuyện với bạn bè , người thân ở nước ngoài bằng tiếng anh một cách tự nhiên

Tiếng Anh Giúp Thay Đổi Cuộc Sống

Biết tiếng anh giúp ta cảm thấy tự tin hơn , vui vẻ hơn dẫn đến cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc

Du Học Dễ Dàng Hơn

Xóa đi rào cản về ngôn ngữ , giúp bạn đi du học dễ dàng tiếp thu kiến thức và hội nhập

Học sinh Hà Nội trổ tài hùng biện tiếng Anh

12 học sinh xuất sắc cùng tranh tài trong trận chung kết cuộc thi Nhà hùng biện nhí 2014 tại Hà Nội, tổ chức cuối tuần qua.
Các nhà hùng biện nhí đến từ các trường Hà Nội - Amsterdam, Cầu Giấy, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Lômônôxốp, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trường Tộ làm cho khán giả ngỡ ngàng về khả năng thuyết trình tiếng Anh và kỹ năng đứng trước sân khấu.
TA-4234-1408343227.jpg
Phạm Thanh Hương, THCS Cầu Giấy (thứ 2 từ phải sang) giành giải nhất cuộc thi.
Ban giám khảo đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với các chủ đề tranh biện của thí sinh, từ âm nhạc, sách, thể thao đến gia đình... Rất nhiều câu hỏi và phản biện được đưa ra khiến cuộc thi thêm phần sôi động.
Qua các phần thi tài năng nhóm, hùng biện cá nhân và phản biện, mỗi thí sinh đã tạo nên màu sắc khác nhau. Chung cuộc, Ban giám khảo quyết định trao giải nhất cho thí sinh Phạm Thanh Hương (THCS Cầu Giấy). Giải nhì thuộc về Nguyễn Đỗ Hà Trang và giải ba thuộc về Nguyễn Phương Hà (đều là học sinh Amsterdam).
Nhà hùng biện nhí 2014 là một cuộc thi hùng biện tiếng Anh lần đầu tiên được tổ chức cho học sinh trung học cơ sở. Tổng giá trị giải thưởng khoảng 50 triệu đồng.
Trong trận chung kết, các nhóm sẽ lần lượt trình bày bài thuyết trình và trả lời câu hỏi từ ban giám khảo, sau đó hai đội xuất sắc từ hai nhóm lứa tuổi sẽ được lựa chọn vào vòng thi hùng biện.
Các thí sinh từ hai đội xuất sắc sẽ vào vòng thi hùng biện cá nhân để trổ tài thuyết trình cũng như hiểu biết và khả năng Anh ngữ trước ban giám khảo.
Cuộc thi được khởi xướng với mục đích tạo ra một sân chơi bổ ích, giúp các bạn học sinh có cơ hội giao lưu, thêm tự tin thể hiện kiến thức, tài năng và nâng cao khả năng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng tư duy logic, khả năng phân tích, trình bày trước đám đông.

"Cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt" - đúng hay sai?

Trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, các nhà giáo dục học và các nhà làm luật đều ủng hộ quan niệm: "Cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt". Tuy vậy quan niệm này có thật sự chính xác?

"Hello, how are you? I'm fine, thank you and you?" đó là những từ đầu tiên người Việt Nam nói chung được tiếp xúc với tiếng Anh ở các lớp cấp 2 cũng như các lớp học tiếng buổi tối những năm 199X - 2000. Tuy vậy trong những năm gần đây, tiếng Anh ngày càng được dạy sớm hơn, từ những năm đầu tiên ở tiểu học và đặc biệt trong trường mẫu giáo.
Trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, các nhà giáo dục học và các nhà làm luật đều ủng hộ quan niệm: "Cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt". Tuy vậy quan niệm này có thật sự chính xác.
Hãy lắng nghe chia sẻ của ông Ben Longworth, Thạc sỹ Giáo dục, Chuyên gia ngôn ngữ, Giám đốc I Can Read Việt Nam về vấn đề này.
Trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn nếu được học sớm
Việc học tốt hơn hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta định nghĩa tốt hơn ở mảng nào.
Nếu chúng ta nói về khả năng thành công trong việc học một ngôn ngữ mới, tất nhiên khi một người bắt đầu càng sớm thì thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ càng dài và qua đó khả năng thành công càng cao.
Có một điều tôi cho là đúng đó là: Trẻ càng học sớm thì phát âm càng chuẩn. Khi đã ở độ tuổi dậy thì thì cách phát âm, lấy hơi của trẻ đã được định hình qua ngôn ngữ mẹ đẻ và rất khó để người học có thể phát âm giống hệt cách phát âm của người bản ngữ. Đặc biệt là với người Việt Nam khi âm của tiếng Việt là âm mũi, trong khi âm tiếng Anh thường là âm cổ họng.
Đặc biệt một số hệ thống chuyên về Anh ngữ trẻ em, ví dụ như I Can Read (www.icanreadsystem.com.vn) của chúng tôi dạy trẻ nhỏ theo đúng cách mà các bạn học tiếng Việt (học đánh vần để phát âm chuẩn), các em sẽ được học cách phát âm tiếng Anh chuẩn một cách bài bản ngay từ bé, có khả năng phát âm cả những từ chưa gặp mà không cần đoán. Khi đến tuổi trưởng thành, sẽ rất khó để dạy theo phương pháp này.
Học viên nhí tại I Can Read Thailand.
Học viên nhí tại I Can Read Thailand.

Thiếu niên và người lớn có ưu thế về kinh nghiệm
Tuy vậy, nếu nói về tốc độ học thì càng lớn, người học ngoại ngữ càng nhanh vào hơn, nhất là trong giai đoạn đầu. Trong lĩnh vực từ vựng, đọc hiểu thì thiếu niên và người trưởng thành rõ ràng chiếm ưu thế bởi vì người ở độ tuổi này có thể hiểu được những khái niệm phức tạp bằng việc đối chiếu lại với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình cũng như với những kiến thức có sẵn.
Đặc biệt là đối với những người học đã học thành công 1 ngoại ngữ thì việc học thêm một ngoại ngữ nữa trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 
Học viên thiếu niên và người lớn có ưu thế về kinh nghiệm.
Học viên thiếu niên và người lớn có ưu thế về kinh nghiệm.

Trẻ em học bằng cơ thể trong khi người lớn học bằng kinh nghiệm
Có một điều mà hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều đồng ý với nhau: Cách học của trẻ em và người lớn là hoàn toàn khác nhau.
Trẻ em phản ứng với ngôn ngữ mới với một thái độ tò mò và vô tư trong khi đó người lớn luôn luôn tìm mọi cách gắn các từ mới, cấu trúc, khái niệm mới với những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống sẵn có của mình. Vì vậy, trẻ em học tốt hơn qua các trò chơi, hành động trong khi đó người lớn cần một phương pháp logic với những yêu cầu chặt chẽ.
Không thể áp dụng một chương trình của người lớn vào dạy tiếng Anh trẻ em. Một chương trình dành riêng cho trẻ em, ví dụ như chương trình tại I Can Read, phải được tham gia biên soạn bởi các nhà tâm lý giáo dục học, những người đi sâu nghiên cứu và hiểu rất rõ cách trẻ em tiếp cận và học một ngôn ngữ. Đối với trẻ em, không phải là khối lượng kiến thức mà cách thức truyền đạt kiến thức đó mới là điều quan trọng nhất.
Học viên I Can Read trên toàn thế giới.
Học viên I Can Read trên toàn thế giới.

Văn hóa xưng hô của người Việt trong mắt một người Anh

(Thethaovanhoa.vn) – Quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng từ ngữ xưng hô đã gây ra những khó khăn trong giao tiếp bởi người Việt quá đề cao vấn đề tuổi tác, đó là cảm nhận của nhà báo Connla Stokes đăng trên tờ The Guardian (Anh) hôm 5/8.

Connla Stokes chia sẻ, trong ngày giỗ của dì vợ anh, một người Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh, anh đã hết sức ngạc nhiên vì những nét khác biệt, đặc trưng của từ ngữ xưng hô tiếng Việt so với các ngôn ngữ trên thế giới.

Theo Connla, khi nói chuyện, người Việt rất cứng nhắc bởi ảnh hưởng của quan hệ họ hàng nên tất cả đều biết rõ vai vế của mình đối với người khác. Mối quan hệ giữa các thế hệ có phần rắc rối, đặc biệt khi người giao tiếp tái hôn. Giả sử, khi Connla được giới thiệu với con gái riêng của chồng chị gái cùng cha khác mẹ với mẹ vợ anh thì điều này càng trở nên vô cùng phức tạp.  

Người Việt đề cao vấn đề tuổi tác và vai vế gia đình trong giao tiếp nên thường gây khó khăn cho những người không thông thạo tiếng Việt như Connla.
“Trong mắt một người 38 tuổi như tôi, cô ấy có thể được gọi là “bác” hoặc thậm chí là “bà” nhưng tôi vẫn phải gọi là “chị” và người chồng khoảng hơn 70 tuổi của cô ấy là “anh”. Người này là đàn ông lớn tuổi nhất trong đám giỗ, nhưng theo quan hệ gia đình bên vợ, ông ấy thậm chí còn không thuộc hàng ngũ những người có vai vế cao nhất. Trong khi đó, cha vợ tôi, cũng trong độ tuổi này lại được ông kia gọi là “chú”.

Connla nói, trước bữa ăn, “chủ đề” giới thiệu tên tuổi và vai vế lại bắt đầu. 

“Một người đàn ông 35 tuổi, dường như là "cháu trai" của tôi, đã bảo con gái 10 tuổi của mình gọi tôi là “ông” và gọi con trai 4 tuổi của tôi là “chú”. Vợ tôi là con cả trong gia đình nên con trai của em gái cô ấy cũng phải gọi con trai tôi là “anh” mặc dù thằng bé lớn tuổi hơn con tôi”. 

Văn hóa xưng hô của người Việt những nét dị biệt so với các ngôn ngữ trên thế giới.
Nhà báo người Anh này cũng nhận xét, người Việt thường xưng với ngôi thứ ba, và điều này đã trở thành bản sắc trong giao tiếp ở gia đình. Ví dụ, người mẹ sẽ xưng là “mẹ” hoặc “má” khi nói chuyện với con của mình, trong khi người nước ngoài chỉ sử dụng từ này trong trường hợp người con nhắc đến mẹ trong giao tiếp với người khác. Connla nói điều này đặc biệt “rất hữu ích” khi gặp họ hàng xa, những người mà chúng ta có thể đã gặp hoặc chưa từng giao tiếp. 

“Một lần, trong dịp sum họp lớn của gia đình, vợ tôi nói tôi hãy tỏ lòng kính trọng với một người phụ nữ trung niên bởi bà này là người có vai vế lớn trong gia đình vợ tôi. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tên của bà ấy thì vợ tôi nói không nhớ và không quan trọng và rằng tôi chỉ cần chào là “bác”.
 
Trong gia đình, người Việt cũng thích sử dụng những từ ngữ trong xưng hô quan hệ họ hàng, Connla nhận định. Giả sử, nếu không hỏi trực tiếp, khi giao tiếp với một người có vai vế tương tự như mình, người Việt thường nhìn vào dáng vẻ bên ngoài để đoán tuổi và lựa từ xưng hô. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng chính xác, ví dụ một người mà nhiều năm nay vợ Connla gọi là “chị”, đến nay cô ấy mới hay phụ nữ này trẻ tuổi hơn mình. 

“Sởn gai ốc” với clip Đỗ Nhật Nam nói tiếng Anh như gió


Clip Nhật Nam nói tiếng Anh trong một cuộc thi mới đây đã được tung lên mạng nhân dịp cậu bé vừa trở thành tổng biên tập một tờ báo tuổi teen Đông Nam Á khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” vì cậu bé không chỉ nói tiếng Anh rất chuẩn mà còn tự tin như một người lớn “chính hiệu”.
Cuối tháng 7 vừa qua, tin cậu bé thần đồng 13 tuổi Đỗ Nhật Nam được chọn làm tổng biên tập của tờ Creative Melange – tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á khiến mọi người sững sờ.
Rất nhiều bạn tỏ rõ sự ngưỡng mộ dành cho cậu bé. Clip Nhật Nam nói tiếng Anh trong một cuộc thi vào tháng 6 vừa qua cũng được đưa lên mạng vào thời điểm này và hút rất nhiều lượt xem. Những chia sẻ trái chiều nhau liên tục xuất hiện.
    Cậu bé Đỗ Nhật Nam vừa trở thành tổng biên tập một tờ báo tuổi teen Đông Nam Á
Cậu bé Đỗ Nhật Nam vừa trở thành tổng biên tập một tờ báo tuổi teen Đông Nam Á
Rất nhiều độc giả chia sẻ sự ngưỡng mộ trước tài năng của cậu bé. “Nhiều người lớn còn chưa nói tiếng Anh được như em ấy!” hay “Em thực sự rất giỏi”, “thực sự khâm phục em ấy, đúng là tài không đợi tuổi”… Không ngớt những lời khen tặng dành cho cậu bé. Nhiều bạn trẻ còn xem Nhật Nam là động lực để học tiếng Anh: “Mình sắp thi IELTS và mình nghĩ em chính là động lực để mình có thể học tốt hơn.”, một comment chia sẻ.
Cũng không ít ý kiến cho rằng điểm gây ấn tượng của Nhật Nam còn ở phong thái tự tin và sự hiểu biết của cậu bé. “Xem cái clip này cái mình ấn tượng không phải khả năng nói tiếng Anh của em lưu loát mà em hiểu biết quá nhiều!”, một bạn đọc chia sẻ. Cách Nhật Nam trò chuyện trong clip cho thấy em tự tin như hai người bạn nói chuyện cùng nhau chứ không phải đang đi thi. “Quả thật mình phục em ấy vì kiến thức xã hội vô cùng tốt, sự tự tin nói một cách trôi chảy mà không ngừng nghỉ”, bạn đọc khác bày tỏ ngưỡng mộ.
Nhật Nam bên ba mẹ
Nhật Nam chụp ảnh bên ba mẹ
Bên cạnh những comment khen ngợi và cầu chúc Nhật Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa, cũng có không ít bình luận được cho rằng có phần GATO với cậu bé 13 tuổi. Một người nhận xét: “dùng từ “thần đồng” thì không hợp chút nào”. Người khác đồng tình: “Như thế này đâu phải thần đồng đâu, cùng lắm thì cũng chỉ mới học giỏi hơn người khác một chút thôi nhưng chưa chắc đã hơn người khác”.
Có người còn cho rằng “cậu bé khiến người khác thấy đáng sợ hơn đáng yêu”. Cũng có không ít người cho rằng cậu bé “không sống đúng với lứa tuổi của mình như các em khác”.
Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhau nhưng điều không thể phủ nhận khi xem clip rằng bạn sẽ thực sự “sởn gai ốc” trước sự tự tin và khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn, trôi chảy của cậu bé. 
Được biết, Ngày 15-8, Đỗ Nhật Nam sẽ đi du học Mỹ. Cậu bé sẽ vào học lớp 8 ở tiểu bang Texas (Mỹ).

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được dịch sang tiếng Anh

(PLO) - "Give me a ticket to childhood" là bản tiếng Anh được dịch từ nguyên bản tiếng Việt truyện dài "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được phát hành ngày 9-10 trên mạng Amazon.
"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" (NXB Trẻ), từ khi ra mắt độc giả trong nước năm 2008 đã được tái bản 41 lần, đoạt giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học Asean năm 2010. 
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đề từ: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em.Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em". Mỗi người đọc xong cuoc6n1 sách sẽ thấy giống mình ở trong đó.
Bản tiếng Việt năm 2008, NXB Trẻ

 Bản tiếng Anh, NXB Overlook, Mỹ
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã được dịch sang tiếng Hàn và tiếng Thái Lan. Bản dịch sang tiếng Anh lần này của dịch giả William Naythons, nhà xuất bản Overlook, Mỹ sẽ được phát hành ngày 9-10 tới. Trang web bán hàng trên mạng Amazon.com đang bán hai định dạng: bản số cho Kindle giá 10,79 USD và bản bìa cứng giá 17,77 USD.
Xin chúc mừng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.