-------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Anh NewLight

Trung tâm đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình giảng dạy mới , hiệu quả nhất và đang được sử dụng nhiều nhất tại Mĩ hiện nay

Biết Ngoại Ngữ Là Cơ Hội Tốt Để Xin Việc

Giỏi tiếng anh có thể giúp bạn kiếm được những công việc tốt , mức lương cao tại những công ty nước ngoài

Tự Tin Giao Tiếp Với Bạn Bè , Đồng Nghiệp

Thú vị biết mấy khi mình có thể nói chuyện với bạn bè , người thân ở nước ngoài bằng tiếng anh một cách tự nhiên

Tiếng Anh Giúp Thay Đổi Cuộc Sống

Biết tiếng anh giúp ta cảm thấy tự tin hơn , vui vẻ hơn dẫn đến cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc

Du Học Dễ Dàng Hơn

Xóa đi rào cản về ngôn ngữ , giúp bạn đi du học dễ dàng tiếp thu kiến thức và hội nhập

Trò lừa bán phụ kiện iPhone siêu dỏm ở Việt Nam

Rao bán phụ kiện "zin theo máy" đang là cái cớ để nhiều gian thương tiêu thụ phụ kiện dỏm cho iPhone nói riêng và smartphone nói chung.
Tin lời một mẩu rao vặt "phụ kiện bóc máy" giá rẻ trên mạng, anh P.A. Tuấn, một người dùng iPhone tại Hà Nội, đã gặp trường hợp giao hàng "dỏm" đến tận nhà. Câu chuyện anh Tuấn chia sẻ trên một diễn đàn mua bán smartphone đã nhận được nhiều sự chú ý từ những thành viên khác.

Theo lời anh Tuấn, khi rao bán trên mạng, các đối tượng lừa đảo thường chụp bộ phụ kiện "xịn" kèm hình ảnh vỏ hộp iPhone để tạo niềm tin cho khách. "Họ thường rao bài dưới dạng 'dư bộ phụ kiện', 'lục tủ ra bộ phụ kiện', 'khách mua máy không lấy phụ kiện'... và vô vàn các lý do nghe khá hợp lý để tiêu thụ hàng fake", anh Tuấn cho biết. Khi bị phát hiện, người giao phụ kiện "dỏm" thường đổ lỗi cho cửa hàng, hoặc giả vờ nói bán giùm máy cho người quen.

Trò lừa bán phụ kiện iPhone siêu dỏm ở Việt Nam
Người rao thường chụp phụ kiện "xịn" kèm hộp, nhưng giao hàng dỏm cho khách.
Theo anh Nguyễn Khả Phong, kỹ thuật viên tại một cửa hàng ở Quận 1, TP.HCM, trò lừa trên hiện khá phổ biến trên các trang rao vặt. "Sạc, cáp zin theo máy thường rất hiếm người bán, vì chỉ có một bộ mỗi máy, nên rất khó để người mua có thể tìm được một bộ phụ kiện như vậy với giá rẻ", anh Phong cho biết.

Đồng quan điểm với anh Phong, anh Hải Tân, chủ một cửa hàng trên đường An Dương Vương, quận 5, TP.HCM kể, anh rất ít khi nhập được phụ kiện zin. Đa số phụ kiện iPhone (sạc, cáp) được nhập về Việt Nam thuộc bốn loại, gồm "zin chính hãng" (phụ kiện chính hãng bán trong các đại lý, có giá cao), "hàng Foxconn" (phụ kiện được tuồn ra ngoài từ nhà máy của Apple tại Trung Quốc, cũng là hàng zin nhưng giá tốt hơn), "fake loại 1" và "fake loại dở". Trong đó, hai loại hàng fake (sạc giả, cáp lô) được bán với giá rẻ và đôi khi có bề ngoài rất giống với phụ kiện zin.

Trò lừa bán phụ kiện iPhone siêu dỏm ở Việt Nam
Sạc zin chính hãng sẽ có số serial 17 ký tự in bên trong khe USB.
Theo anh Tân, riêng đối với củ sạc hai chân hình vuông (thường đi theo iPhone bản Mỹ), sạc zin sẽ được in số serial 17 ký tự trong khe USB. Logo quả táo và các dòng chữ được in mờ, nhưng font chữ đều và rõ. Đặc biệt, củ sạc zin có thể tự đứng bằng hai chân sạc.

Với những sạc hai chân tròn như iPhone bản Việt Nam, châu Âu, bên trong khe USB cũng có số serial. Font chữ đều đặn, thân sạc không có những khoảng hở rộng.

Trò lừa bán phụ kiện iPhone siêu dỏm ở Việt Nam
Nhờ có chất lượng gia công tốt, sạc zin có thể tự đứng trên hai chân sạc. Sạc nhái loại tốt cũng có thể đứng được, nhưng loại dỏm thì không.
Theo kinh nghiệm từ anh Phong, người dùng không nên quá tin vào ảnh chụp trên những mẩu rao vặt. "Nếu là phụ kiện zin bóc máy thật, mức giá sẽ khá cao, chỉ rẻ hơn phụ kiện chính hãng hàng mới một chút và có ngoại hình hơi cũ. Nếu có giá rẻ dưới 200.000 đồng, phụ kiện đó nhiều khả năng chỉ là hàng fake loại 1 hoặc loại 2", anh Phong cho biết.

Theo khuyến cáo từ Apple, những thiết bị như iPhone, iPad nói riêng và smartphone, tablet nói chung, sạc dỏm dễ gây cháy nổ hoặc hư hỏng pin của máy. Do đó, người dùng chỉ nên chọn cục sạc chính hãng, hoặc kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định mua một cục sạc được quảng cáo là hàng "zin theo máy".

Cuộc giải cứu bất ngờ từ một lỗ thủng

Lực lượng cứu hộ đang đào ngách bên trái hầm thủy điện Đạ Dâng được khoảng 15 mét thì phát hiện một lỗ hổng. Mọi người quay lại xem thì thấy 12 công nhân đang ngồi bên trong.
Khoảng 7h ngày 16/12, khi nhiều công nhân đang làm việc trong hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) thì hầm bất ngờ sập xuống.
Ba công nhân hoảng hốt chạy thoát ra ngoài, trong khi 12 người thì bị kẹt lại, trong đó có một phụ nữ. Những công nhân quê ở các tỉnh như Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh...
Lực lượng chức năng huy động hơn 700 người đến hiện trường giải cứu các nạn nhân. Trong đó có lực lượng Công binh, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, lực lượng PCCC TP.HCM, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng…  

Tuy nhiên, qua 3 ngày đêm, các phương án đưa ra điều đi vào bế tắc vì nền đất ở đây khá phức tạp. Nhiều mũi khoan xuống sâu hàng chục mét thì bị gãy do gặp phải đá cứng.
Công tác giải cứu rất được dự quan tâm của dư luận, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và các bộ ban ngành. Đích thân Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ các nạn nhân.
Các đơn vị cứu hộ phải cung cấp sữa và cháo cho các nạn nhân thông qua ống dẫn.
Nước trong hầm có lúc dâng lên hơn 1 mét, đe dọa tính mạng 12 công nhân. Một mũi khoan từ cửa hạ lưu thông tới hầm để hút nước vào sáng 19/12.
Theo dự kiến của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đến sáng 20/12, hai ngách phụ của hầm chính sẽ thông đến nơi các nạn nhân. Tuy nhiên, bất ngờ lúc 16h38 cùng ngày, khi lực lượng công binh đào ngách trái được khoảng 15 mét thì phát hiện một lỗ hổng. Khi quay lại thì các chiến sĩ thấy 12 nạn nhân đang ngồi bên trong.
Các công nhân lập tức được đưa ra ngoài trong tình trạng tương đối khỏe mạnh. Sau khi ủ ấm, 12 công nhân được đưa đến bệnh viện Lâm Đồng trong tiếng hò reo của mọi người, kết thúc chiến dịch giải cứu 4 ngày đêm.

Chúng tôi cố hát dù sợ hãi và rất lạnh

"Chỉ trong tích tắc chúng tôi bị tách biệt với thế giới bên ngoài, bóng tối đen kịt phủ xuống. Ai cũng lo lắng cho số phận của mình", một công nhân bị nạn ở Đạ Dâng (Lâm Đồng) kể.
Chiều 19/12, toàn bộ công nhân bị mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã được đưa ra ngoài sau gần 4 ngày đêm sống trong bóng tối, sợ hãi.

Anh Nguyễn Văn Quang (30 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) - một trong 12 công nhân mắc kẹt - kể: "Kíp của chúng tôi đi làm từ lúc 6h, trong đó có 12 người đi trước, 3 người đi sau. Chúng tôi đi vào hầm được khoảng 500 m thì bỗng hàng chục khối đất đá từ trên nóc rơi xuống, tất cả 12 người bên trong chỉ thoát chết trong gang tấc.

Chỉ trong tích tắc chúng tôi bị tách biệt với thế giới bên ngoài, bóng tối đen kịt. Thời điểm mới bị kẹt trong hầm, mọi người rất hoang mang và nghĩ rằng chỉ trong ngày đầu tiên là sẽ bỏ mạng, nhưng không ngờ phép màu đã xảy ra. Đến nay, khi về tới bệnh viện tôi vẫn không tin là mình còn sống".

Nước mắt, nụ cười phút giải cứu 12 công nhân sập hầm
Khoảnh khắc giải cứu 12 công nhân ở hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) đến bất ngờ khiến hàng trăm người vỡ òa sung sướng. Nước mắt tuôn trên má những người thân mỏi mòn chờ đợi.

'Chúng tôi cố hát dù sợ hãi và rất lạnh'
Các bác sĩ đang sưởi ấm cho nạn nhân nữ duy nhất. Ảnh: Hải An.
Cũng theo anh Quang, thời điểm nước dâng lên tới cổ, mọi người hoang mang tột độ, tuyệt vọng vì nghĩ rằng không còn đường sống. Thật may mắn, mọi người đã bắt được tín hiệu với lực lượng cứu nạn, được đưa ống dẫn khí, ống thoát nước ra ngoài, mực nước rút dần, niềm tin về sự sống với 12 người đã được nhen nhóm.

"Những ngày bị kẹt trong hầm, chúng tôi sợ nhất là cái lạnh, ai cũng co ro, run cầm cập. Sau mỗi lần ăn cháo, uống nước từ đường ống, chúng tôi phải thống nhất phương án tập hợp lại với nhau để nói chuyện và ca hát cho chống lại cái lạnh tê người ở trong hầm", anh Quang kể tiếp.

Trong số 12 công nhân, duy nhất chỉ có một công nhân nữ đó là chị Đặng Thị Hồng Ngọc (26 tuổi, quê Nghệ An). "Tuy là nữ công nhân duy nhất bị kẹt lại, nhưng chị Ngọc không hề sợ hãi. Chị ấy chỉ nhớ đến đứa con trai 4 tuổi đang sống cùng ông bà nội ở ngoài quê", anh Quang nói.

VideoGiây phút giải cứu các nạn nhân mắc kẹt 4 ngày trong hầm

'Chúng tôi cố hát dù sợ hãi và rất lạnh'
Bữa cơm đầu tiên của anh Quang sau 4 ngày trong hầm tối. Ảnh: Hải An.
Còn công nhân Nguyễn Anh Tuấn cho biết từ thời điểm nhờ ống dẫn nói chuyện được với đội cứu nạn, biết những người thân đang có mặt tại hiện trường, các nạn nhân ai nấy tự động viên với nhau hướng về gia đình mình đang mất ăn, mất ngủ ngày đêm trông ngóng, nên phải cố gắng bám trụ, lạc quan để đợi tới ngày được đoàn viên.

Ông Nguyễn Viết Tỵ, bác của anh Tuấn chăm sóc cháu tại bệnh viện chia sẻ: "Tôi không tin vào mắt mình khi thấy cháu bước ra ngoài. Ai cũng nghĩ ngày mai mới cứu được. Bây giờ tôi mong nó khỏe lại rồi đưa về quê. Tôi đã gọi điện về báo cho cha mẹ cháu rồi. Gia đình tôi rất cám ơn các đơn vị đã ngày đêm cứu hộ mọi người".

Anh Nguyễn Ngọc Nhị, anh trai công nhân Hoàng Đình Hường vui mừng cho biết anh không thể tưởng tượng nổi, một cuộc giải cứu thần kỳ như phim hành động, đến bây giờ vẫn không thể tin được em trai và các công nhân khác lại được đưa ra ngoài bình an.

"Khi nhìn thấy nạn nhân đầu tiên, tim tôi đập liên hồi, chân run cầm cập dù trời không mấy lạnh. Lúc nhìn thấy em trai và tất cả mọi người được đưa ra ngoài, họ đều còn sống tôi đã không cầm được nước mắt, lấy điện thoại để báo cho những người thân ở quê biết nhưng không sao nói nên lời, một cảm xúc thật khó tả", anh Nhị hân hoan.

12 công nhân bị sập hầm được giải cứu thế nào?

Nước dâng hơn 1 mét, mũi khoan nhiều lần bị gãy khiến những người theo dõi chiến dịch giải cứu 12 nạn nhân trong hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) như nghẹt thở.
Cuộc giải cứu bất ngờ từ một lỗ thủng
Lực lượng cứu hộ đang đào ngách bên trái hầm thủy điện Đạ Dâng được khoảng 15 mét thì phát hiện một lỗ hổng. Mọi người quay lại xem thì thấy 12 công nhân đang ngồi bên trong.

16/12: Sập hầm thủy điện, 12 người bị mắc kẹt

Sự cố bất ngờ xảy ra lúc 7h ngày 16/12 tại công trường thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) khiến 12 người bị mắc kẹt, trong đó có một phụ nữ. Phần lớn họ đến từ Nghệ An, Nam Định và Hà Nam.

Tổng chiều dài hầm là 712 m, nạn nhân bị sập tại vị trí 560 m. Công trình thủy điện Đạ Dâng gồm 2 nhà máy điện liên hoàn: nhà máy Đạ Dâng đặt trên sông Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và nhà máy Đạ Chomo trên suối Đạ Chomo (nhánh của sông Đạ Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà). Mỗi ngày có 3 kíp trực, mỗi kíp trực có 12 người, làm việc trong 8 giờ. Các công nhân đang đào đường hầm để đưa ống dẫn nước vào khu vực thủy điện thì xảy ra tai nạn.
11h cùng ngày, lực lượng cứu hộ cứu nạn do đại tá Hoàng Công Thạo (Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Lâm Đồng) chỉ huy triển khai phương án dùng ống sắt có đường kính 60 cm đưa vào đường hầm để thông khí và cung cấp sữa, cháo. Những mũi này đi sâu vào khoảng 15 mét thì bị gãy vì vướng đá.

Ông Đoàn Văn Việt (Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) và Bùi Văn Sơn (Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng) sớm có mặt tại hiện trường.

Một cán bộ công ty Sông Đà 505 cho biết, dù công tác cứu nạn thực hiện khẩn trương nhưng việc sử dụng máy móc không thuận lợi. Vì địa chất ở đây không ổn định, nếu làm không cẩn thận thì hàng chục nghìn tấn đất đá sẽ đổ xuống chôn vùi các nạn nhân.

Tới 19h45, một mũi khoan dài 35 m đã được khoan xuyên dọc theo đường hầm. Ngay sau khi khoan thành công, lực lượng cứu hộ nghe tiếng người, tiếng động từ trong hầm. Ôxy gấp rút được đưa bơm vào để các công nhân có khí thở. Tới đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, lực lượng cứu hộ phải bơm nước gừng và sữa, cháo vào thông qua ống có đường kính 6 cm để công nhân uống giữ thân nhiệt.

Xem chi tiết 80 giờ giải cứu căng thẳng tại đây.
Xem đồ họa chi tiết 80 giờ giải cứu căng thẳng tại đây.
Lúc này có khoảng 200 người được huy động tham gia công tác cứu hộ. Tới 23h45, toàn bộ 12 công nhân được xác nhận đều còn sống. Lực lượng cứu hộ làm việc xuyên đêm, các nạn nhân bị mắc kẹt thông báo sức khỏe của tất cả vẫn ổn định. Tuy nhiên nước bắt đầu dâng ngang đầu gối vì nước từ các vết nứt chảy vào hầm.

17/12: Chủ tịch nước yêu cầu bằng mọi giá phải cứu được người

Buổi sáng, khu vực sập hầm xuất hiện mưa, trời lạnh.

8h, hơn 29 chiến sĩ của Lữ đoàn Công binh 25 (Quân khu 7) sau 6 giờ hành quân đã có mặt tại hiện trường để tham gia giải cứu các nạn nhân. Các chiến sĩ công binh được lệnh vào miệng hầm để đào từ cửa chính. Đại tá Hoàng Công Thạo bắt đầu chỉ huy đưa một nhóm cứu hộ vào sâu trong đường hầm.

12 công nhân bị sập hầm được giải cứu thế nào?
Một công nhân được đưa ra ngoài trong tình trạng khỏe mạnh. Ảnh: Hải An.
Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng - cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi điện chỉ đạo bằng mọi giá, mọi cách phải cứu được người.

Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn cho biết sức khỏe 12 nạn nhân ổn định, đã tiếp nhận được sữa và cháo từ đường ống. Tại khu vực sập hầm luôn có 50 người túc trực, thay phiên đào đất, đá để tiếp cận các nạn nhân.

11h30, các kỹ sư đề xuất khoan đường ống đường kính 60 cm để các công nhân chui ra ngoài. Đại diện công ty Sông Đà 505 cho biết sẽ đưa ống phi 100 mm nhằm chuyển quần áo vào cho 12 công nhân ủ ấm.

Cùng thời điểm, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy lên đường đến hiện trường vụ sập hầm. Sở Cảnh sát PCCC TP HCM điều động 2 xe cứu hộ cùng 45 chiến sĩ cứu nạn chi viện.

Một cán bộ của công ty Sông Đà 5 cho hay nhờ tiếp tế được nước uống, sữa và cháo nên công nhân chống chọi được qua đêm.

Có mặt tại hiện trường, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận đây là vụ sập hầm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó phải cùng lúc làm 2 phương án khoan xuyên ngang núi và khoan nhồi từ đỉnh xuống để thông khí và tiếp tế lương thực.

Bô trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thì cho hay lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp với hàng chục thợ lò tinh nhuệ, kinh nghiệm của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã được huy động vào hiện trường. 13 chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm trong cấp cứu mỏ từ Hà Nội cũng vào Lâm Đồng.

VideoGiây phút giải cứu các nạn nhân mắc kẹt 4 ngày trong hầm

18/12: Mở thêm hướng, nhiều mũi khoan bị gãy

Nhiệt độ vùng cao nguyên có lúc xuống 15 độ C. Nước trong hầm bắt đầu dâng cao khiến sức khỏe các nạn nhân suy yếu. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đến hiện trường, chỉ đạo phương án cứu nạn.

Lúc này, các lực lượng của tỉnh Lâm Đồng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh, Công an TP.HCM, Công an Lâm Đồng, đội cứu hộ cứu nạn thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam… đều đã tham gia. Tuy vậy các phương án không triển khai nhanh được do địa chất của khu vực rất yếu.

Các lực lượng chức năng đã mở các mũi khoan từ cửa hạ lưu để rút nước; mũi khoan từ đỉnh hầm để tiếp tế lương thực. Tuy nhiên, tới 17h15, mũi từ trên đỉnh đồi khoan được 40 m thì gặp tảng đá, đã bị gãy nên tìm điểm khoan mới.

Trong khi đó, nước trong hầm có lúc dâng cao tới hơn 1 m, các công nhân phải đứng lên máy xúc để tránh. Vì vậy lực lượng cứu hộ tập trung phương án khoan để rút nước trong hầm.

23h30 ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất liên lạc với 12 công nhân bị mắc kẹt bằng thư đưa vào trong hầm qua một sợi dây. Việc liên lạc trước đó thông qua một ống thép, dài hàng chục mét xuyên qua lớp đất đá đổ sập nên gặp nhiều khó khăn.

Lạnh, sợ hãi, không biết bao giờ thì được cứu, sức khỏe suy giảm... là những điều mà nạn nhân đang trải qua. Vì vậy, ngoài việc đưa thức ăn vào trong hầm, lực lượng cứu hộ còn tìm cách trò chuyện để trấn an tinh thần.

23h47 ngày 18/12, đường hầm vòng bên trái của lực lượng công binh đào được khoảng 4 m, còn đường hầm vòng bên phải của thợ mỏ được gần 8 m. Các chiến sĩ công binh đã nghe được tiếng các nạn nhân hét vọng ra qua các khe hở từ vị trí sập (các khe hở này do sắt thép gia cố đường hầm tạo ra).
Chiều cùng ngày, 15 người thân của các công nhân lặn lội cả ngàn km đến hiện trường mong ngóng từng phút. Ở quê nhà, người thân các nạn nhân ngất xỉu khi biết tin.

Suốt đêm 18/12, hàng trăm chiến sĩ cứu hộ túc trực tại hiện trường thực hiện cứu hộ 24/24.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cần đầu 2 ngách chữ U hai bên hầm chính để tiếp cận nạn nhân. Ngách bên trái do các chiến sĩ công binh đảm trách, ngách bên phải do các thợ mỏ lành nghề của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện.

'Chúng tôi cố hát dù sợ hãi và rất lạnh'
"Chỉ trong tích tắc chúng tôi bị tách biệt với thế giới bên ngoài, bóng tối đen kịt phủ xuống. Ai cũng lo lắng cho số phận của mình", một công nhân bị nạn ở Đạ Dâng (Lâm Đồng) kể.

Ngày cuối cùng 19/12: Niềm vui vỡ òa

Để tiếp sức cho các nạn nhân, mỗi ngày lượng cháo đưa vào 12 công nhân tổng cộng 120 lít và chia làm 6 lần. 9h, lúc này, tại hiện trường có 700 người tham gia cứu nạn.

Bộ Quốc phòng đã điều 2 lữ đoàn cùng 1 tiểu đoàn Công binh vào hỗ trợ. Đây là tiểu đoàn Công binh nhiều lần diễn tập cứu hộ cứu nạn với quân đội các nước, đồng thời cũng trực tiếp thực hiện những công trình quốc phòng có độ phức tạp cao.

Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy dự báo do nhiều ngày chỉ uống sữa, cháo nên sức khỏe của 12 công nhân suy giảm.  50 túi dung dịch nhiều dinh dưỡng được đưa vào, tuy nhiên chỉ chuyển được 8 túi.

Trong số người tham gia lực lượng cứu hộ có anh Phạm Viết Bắc (39 tuổi) là Đội trưởng đội thi công 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng). Không phải là người gặp nạn nhưng anh Bắc lại có tới 3 người thân bị kẹt trong hầm, gồm anh trai, vợ và em họ.
Trong khi đó, người thân của các nạn nhân mắc kẹt trong hầm hết sức lo lắng. Họ đến thắp nhang cầu nguyện ngay miếu nhỏ nằm trên cửa hầm, mong điều tốt lành sớm đến. Nhiều bạn đọc gửi comment, email chia sẻ.

Tới 11h40, ngách cứu nạn bên phải được các thợ mỏ đào được 15 m, dự báo còn 15 m là tiếp cận được các nạn nhân.

13h, nhiều người nhà và đồng hương của các công nhân vào trong đường hầm nói chuyện động viên các công nhân thông qua ống dẫn.

14h nhà chức trách cho biết mũi khoan từ hạ lưu đã rút hết nước trong hầm, các công nhân có thể đi lại được.

Theo tính toán của các chuyên gia, với tốc độ đào ngách hầm là 8 mét/ngày, thì đến khuya 19, sáng 20/12 thì tiếp cận được nạn nhân.

16h39 ngày 19/12, khi mọi người đều chuẩn bị tâm lý việc cứu hộ còn mất nhiều thời gian, thì tất cả các nạn nhân được giải cứu an toàn khi ngách của lực lượng công binh vào sâu được 14 mét thì phát hiện các nạn nhân

Cứu hộ bằng lực lượng tinh nhuệ nhất

Bộ Tư lệnh Công binh đã điều động cả trăm chiến sĩ mang theo nhiều thiết bị như máy khoan, máy xúc, máy phát điện từ Cam Ranh (Khánh Hòa) vào công trình thủy điện hỗ trợ công tác cứu hộ.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam điều động hàng chục thợ lò tinh nhuệ có kinh nghiệm xử lý các sự cố trong hầm mỏ thuộc Trung tâm cứu hộ mỏ từ Quảng Ninh và 13 chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm trong cấp cứu mỏ từ Hà Nội vào Lâm Đồng để tiếp ứng cứu nạn sập hầm.

Cảnh sát PCCC TP.HCM cử 45 cán bộ chiến sĩ giúp Lâm Đồng ứng phó với sự cố.

Những phương tiện, thiết bị cứu hộ tốt nhất đã được huy động đến hiện trường. Máy khoan chuyên dụng được điều từ Hà Nội vào.

Hà Hồ thắng lớn, Hoài Lâm trắng tay ở Làn sóng xanh

Hồ Ngọc Hà nhận được 2 giải thưởng quan trọng, trong khi con nuôi Hoài Linh để giải Gương mặt phát hiện vào nhóm O Plus.
Tối 19/12 tại sân khấu ca nhạc Lan Anh (TP.HCM) đã diễn ra buổi trao giải Làn sóng xanh lần thứ 17. Chương trình năm nay chứng kiến nhiều nhiều đổi mới cũng như bổ sung hạng mục mới lần đầu tiên xuất hiện không ngoài mục đích phản ánh đúng tình hình âm nhạc trong nước suốt một năm qua. Với tinh thần này, đa số những ca sĩ, nhạc sĩ và tác phẩm được xướng tên trong đêm qua cũng đều có ảnh hưởng nhất định cũng như được khán giả rất yêu mến.
Hồ Ngọc Hà là nghệ sĩ thắng lớn nhất tại Làn sóng xanh 2014 với hai giải thưởng quan trọng Album của năm cho Mối tình xưa và là một trong 5 cái tên được nhận giải Top Gold cùng với  Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Hưng, Lệ Quyên, Cẩm Ly. Đây là giải thưởng ghi nhận những ca sĩ đã thành danh trên thị trường âm nhạc rất nhiều năm nhưng vẫn đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với khán giả.
f
Hồ Ngọc Hà và ê-kíp nhận giải Album của năm cho Mối tình xưa.
Đây là năm thứ 2 Hồ Ngọc Hà đoạt giải Album được yêu thích nhất. Năm 2012 nữ ca sĩ cũng từng được xướng tên với album Invincible – Sẽ mãi bên nhau.
Làn sóng xanh 2014 cũng ghi nhận “cú đúp” của nam ca sĩ Noo Phước Thịnh khi ẵm trong tay hai giải Single của năm cho Gạt đi nước mắt và giải Top hit cùng 4 gương mặt khác là Đông Nhi, Dương Triệu Vũ, Uyên Linh và Cao Thái Sơn.
Nhập mô tả cho ảsnh
Noo Phước Thịnh được xướng tên với giải quan trọng Single của năm choGạt đi nước mắt.
Gây bất ngờ nhất chính là giải Gương mặt phát hiện thuộc về nhóm nhạc O Plus bước ra từ cuộc thi X Factor. Trong danh sách đề cử cho giải này được công bố trước đó, Hoài Lâm nổi lên như một ứng cử viên sáng giá, bởi năm qua anh chàng ca sĩ sinh năm 1995 này được xem như một nhân tố mới và rất được yêu thích, quan tâm của làng nhạc Việt kể từ khi đăng quang Gương mặt thân quen. Hay như Trương Thảo Nhi, Hòa Minzy cũng đã có những hit đình đám với 4 chữ lắmThư gửi anh… Nên khi cái tên O Plus được xướng lên không ít khán giả đã vô cùng ngạc nhiên.
Để giành giải này, nhóm O Plus đã chiếm số điểm tuyệt đối 9/9 từ 9 thành viên của hội đồng nghệ thuật, bao gồm nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, Lê Quang, Huy Tuấn, Dương Khắc Linh, Nguyễn Hải Phong, ca sĩ Lam Trường, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà Nguyễn Minh Đức và Huyền Thanh.
O
O Plus vượt Hoài Lâm, Trương Thảo Nhi nhận giải Gương mặt phát hiện.
Một vài giải thưởng khác được trao cho đêm qua gồm giải Bài hát hiện tượngvà Hòa âm phối khí thuộc về ca khúc đình đám 4 chữ lắm của Phạm Toàn Thắng (Trúc Nhân và Trương Thảo Nhi thể hiện)
Ca sĩ triển vọng do phóng viên văn hóa nghệ thuật bình chọn được trao cho Trúc Nhân và Vũ Cát Tường. Cả 2 gương mặt này đều chiến thắng ngay trong lần đầu tiên được đề cử.
Trúc Nhân và Vũ Cát Tường không giấu được sự hạnh phúc và xúc động khi nhận giải Gương mặt triển vọng.
Trúc Nhân và Vũ Cát Tường không giấu được sự hạnh phúc và xúc động khi nhận giải Gương mặt triển vọng.
2014 là năm đánh dấu sự chuyển biến trong thế hệ sáng tác của giải thưởng Làn sóng xanh. Những gương mặt nhạc sĩ đình đám hầu hết hiện nay đã bắt đầu lui về phía sau để làm công việc sản xuất và lớp sáng tác trẻ cũng dần dần thay thế những đàn anh, đàn chị đi trước. 
Trong hạng mục Top 10 nhạc sĩ có bài hát được yêu thích nhất, ngoại trừ Nguyễn Hồng Thuận là gương mặt kỳ cựu, các tác giả khác gần như mới chạm đến giải thưởng Làn sóng xanh lần đầu tiên, như Phạm Toàn Thắng, Vũ Cát Tường, Châu Đăng Khoa, Đỗ Hiếu, Phạm Hoàng Duy và Ái Phương. Các tác giả như Tiên Cookie, Tú Dưa và Minh Thư thì đây là lần thứ 2 họ nhận được giải thưởng này.
Bên cạnh đó, một vài giải thưởng khác cũng được công bố gồm giải MV có lượt xem cao nhất phát qua hệ thống pops trên YouTube thuộc về Nắm lấy tay anh của Tuấn Hưng, giải Bài hát thu tiền tác quyền nhiều nhất của trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trao cho nhạc sĩ Vũ Quốc Việt với ca khúc Hát cho người tình nhớ (Cẩm Ly thể hiện) và Bài hát có lượt nghe nhiều nhất trên một trang nghe nhạc trực tuyến thuộc về Thật lòng anh xin lỗicủa Wanbi Tuấn Anh.
Làn sóng xanh lần thứ 17 năm nay đã thể hiện sự quyết liệt của mình trong việc lựa chọn danh sách đề cử. Do liên quan đến những vấn đề đạo nhạc, Sơn Tùng M-TP dù là cái tên đang rất hot nhưng vẫn bị loại khỏi các đề cử hay như  Mỹ Tâm không có tên trong bất cứ đề cử nào để thuận theo nguyện vọng của nữ ca sĩ từng chia sẻ trên truyền thông.