Chỉ sau hơn một năm làm việc, Nguyễn Nam Long – một kỹ sư viễn thông của công ty TNHH Ericsson Việt Nam đã trở thành MC nổi bật của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Khi còn làm việc tại Công ty TNHH Ericsson Việt Nam, không ít đồng nghiệp tưởng Nguyễn Nam Long là nhân viên của phòng truyền thông. Bởi cậu tích cực có mặt trong các sự kiện, đảm nhiệm từ vai trò MC dẫn chương trình, tới người chụp ảnh cho các sự kiện nội bộ, các buổi giao lưu với các nhà báo… Thực tế, công việc chính của Long là kỹ sư viễn thông vận hành hệ thống và nhiếp ảnh chỉ là đam mê cá nhân.
Trong các sự kiện ở công ty cũ, Nam Long hay bị nhầm là nhân viên phòng truyền thông. Ảnh NVCC.
Trong các sự kiện ở công ty cũ, Nam Long hay bị nhầm là nhân viên phòng truyền thông. Ảnh NVCC.
Sau hơn 3 năm làm việc tại Ericsson Việt Nam, việc Nam Long quyết định chuyển hướng để trở thành phóng viên của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã khiến nhiều người bất ngờ. Thứ nhất, các kỹ sư ở Ericsson thường sẽ tiếp tục tìm việc làm tại các công ty liên doanh nước ngoài khác. Thứ hai, trào lưu thông thường là chuyển từ đơn vị nhà nước sang công ty nước ngoài chứ không nhiều người chọn hướng đi ngược lại. Thứ ba, truyền hình Quốc phòng Việt Nam là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung Ương, nên yếu tố kỷ luật, cơ chế hoạt động cũng như văn hóa rất khác so với một công ty toàn cầu như Ericsson Việt Nam. Và yếu tố thứ tư, Nam Long vốn là một kỹ sư viễn thông được đào tạo cơ bản tại trường Đại học Bách Khoa, không hề qua một lớp đào tạo báo chí nào, giờ quyết định chuyển sang lĩnh vực hoàn toàn mới lạ.
Còn với Nam Long, việc dịch chuyển này vừa là cơ duyên, vừa là một sự lựa chọn chủ động. Giải thích cho quyết định chọn nghề phóng viên truyền hình tại kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Nam Long chia sẻ: Môi trường làm việc tại một công ty liên doanh luôn đem lại nhiều cơ hội phát triển kỹ năng, được làm việc với những quy trình gần như hoàn thiện, với hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt. Hơn nữa, sư đa dạng về văn hóa của một công ty toàn cầu như Ericsson tạo ra một môi trường làm việc rất tiện nghi và thoải mái.
“Nhưng đã 7 năm làm việc tại các công ty liên doanh như Ford Việt Nam, hay Ericsson Việt Nam, rất hiếm có một cơ hội cho mình có thể làm từ đầu bất cứ một vấn đề gì đó. Quy trình hoàn thiện quá, sẽ kéo theo việc làm theo thói quen, giảm đi sự sáng tạo và động lực thay đổi. Mình nghĩ khi đó mình còn rất trẻ, còn cơ hội để thay đổi. Càng thay đổi muộn, số cơ hội ấy sẽ càng ít đi. Vậy là thay đổi thôi!”, Long nói.
VideoTalk show: Buôn bán sự tôn vinh
Trở thành một biên tập viên dẫn chương trình truyền hình, tưởng có vẻ xa lạ và không liên quan tới công việc kỹ sư, nhưng thực tế trong con người của Long đã sẵn có những thiên hướng về công việc này. Đào Mai Lan, phụ trách truyền thông của Ericsson Việt Nam cho biết: “Mỗi khi làm MC hay chụp ảnh, Long luôn có những góc nhìn lạ, phong phú và diễn đạt rất tốt câu chuyện cần nói bằng nhiều ngôn ngữ”.
Vị phụ trách truyền thông này bổ sung thêm: “Long không bao giờ hời hợt trong công việc. Bạn ấy đề cập đến thử thách với một thái độ tận tâm để đạt được giải pháp tốt nhất, đôi khi hơn cả sự trông đợi của người nhận".
Sau gần 2 năm rẽ ngang sang nghiệp truyền hình, Nam Long trở thành một trong những gương mặt biên tập viên dẫn sáng giá của truyền hình Quốc phòng. Bà Nguyễn Hương Giang, Phó giám đốc Công ty Truyền hình Viettel cho biết: “Nam Long là gương mặt nổi bật của chúng tôi, phụ trách các chương trình chính luận và sự kiện lớn. Nếu giao việc cho cậu ấy thì không phải lo vì Long sẽ tự tìm cách xử lý mọi việc và rất tận tâm với sản phẩm của mình. Tư duy logic và tư duy hình ảnh của Long tốt nên rất phù hợp với truyền hình”. Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, lúc đầu thì cậu kỹ sư viễn thông vận hành mạng hơi bỡ ngỡ với môi trường cũng như văn hóa làm việc mới nhưng “Nam Long thích nghi rất nhanh”.
Về phía mình, Nam Long có chia sẻ: “Mọi người cứ nghĩ mình rẽ ngang nhưng thực tế đó là quay lại với cái duyên với nghề báo từ khi còn đi học”.
Nam Long trong một chuyến công tác. Ảnh NVCC
Nam Long trong một chuyến công tác. Ảnh NVCC
Nam Long cho biết, thầy giáo Nguyễn Như Bang – người thầy đáng kính nhất trong cuộc đời học sinh của cậu đã khuyên cậu nên thi vào trường báo chí dù Nam Long là một học sinh … chuyên Lý suốt 8 năm. Không nghe thầy, cậu đã nhất quyết thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Giao thông Vận tải. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, một người bạn đã đăng ký tên Nam Long vào cuộc tuyển chọn MC mà cậu không hề hay biết. Và cũng từ ấy, Nam Long đã trở thành gương mặt MC quen thuộc của sinh viên Bách Khoa K46.
Ít lâu sau, một phóng viên báo Người Lao Động, tập san Thế Giới @ hỏi Nam Long có muốn viết báo về multimedia không? Cậu đã mạnh dạn nhận lời dù chưa thực sự hiểu multimedia là gì. Vậy mà Nam Long cũng gắn bó với Thế Giới @ hơn 1 năm, là một cây viết với hơn 100 bài báo về lĩnh vực công nghệ… Nam Long chia sẻ, cậu chưa bao giờ ngờ được, chính 100 bài báo ấy lại góp phần quyết định vào việc thi đỗ vào vị trí IT của công ty Ford Việt Nam sau nhiều vòng tuyển chọn. Giám đốc tài chính Ford Việt Nam sau này có nói lại, việc ông ấy chọn cậu không phải vì cậu có chuyên môn tốt nhất, mà nằm chính ở hơn 100 bài báo mà cậu đã đăng… Cũng từ thời điểm đó, Nam Long một lần nữa khước từ duyên với báo chí.
Vào Ford Việt Nam, các anh bạn đồng nghiệp rủ Nam Long học chụp ảnh… Để rồi sau đó, nhiếp ảnh đã ăn vào máu của kỹ sư công nghệ thông tin này. Nam Long chưa bao giờ coi nhiếp ảnh là một nghề để kiếm tiền, dù thi thoảng cũng có người nhờ chụp. Sau 6 năm gắn bó với nhiếp ảnh, một phóng viên chuyên viết bài cho các tạp chí ẩm thực, du lịch, và văn hóa ở nhiều quốc gia đã đề nghị cậu cùng hợp tác. Và cũng kể từ ấy, trong suốt một năm, những thành công ban đầu về nhiếp ảnh đã đến. Các tác phẩm của cậu được đăng trên các ấn phẩm như Tiger Airway, NYLON (Singapore), Thai Airway (Thái Lan), Crema (Úc), Heritage (Việt Nam)…
VideoNgười nông dân chăn trâu giữa khu đô thị
Nghề truyền hình là một nghề xê dịch, cũng phải đánh đổi nhiều thứ lắm, nhưng chấp nhận và vượt qua những thử thách đó thôi. Nói không sáo rỗng chút nào đâu, làm phóng viên, cũng thấy mình “con người” hơn đấy. Sau khi từ các Nhà giàn DK1 trở về, rớt nước mắt vì nhận ra giá trị của tình người, thế nào là tình yêu tổ quốc… Mong ước lớn nhất của mình là càng ngày càng có nhiều người dân bình thường lên truyền hình để truyền hình gần gũi hơn với họ.
Mình có duyên với những sự bất ngờ, đã nhiều lần phải làm MC bất đắc dĩ, và vào đây cũng vậy. Thế rồi lại thành MC thật… Đáng nhớ nhất là phải dẫn một chương trình cầu truyền hình đầu tiên của kênh QPVN, mà khi đó mình còn chưa biết nó thực sự diễn ra như thế nào… Và một lần khác, phải làm MC đóng thế giữa chương trình cho một cầu truyền hình tết với Trường Sa, nhiệm vụ bất đắc dĩ là phải làm sao khiến khán giả cảm động. Mình cứ thật thà lên kể lại đúng những gì mình đã trải qua trên nhà giàn DK1… Vậy là cả hội trường đều rưng rưng nước mắt và mình thì … cũng mắt mũi đỏ hoe.
Nguyễn Nam Long
Chuyển sang làm việc tại Ericsson Việt Nam vào năm 2009, sau đó ít lâu, trong một năm Nam Long cũng có được một tấm ảnh trong top 200 tấm được in thành sách “A day in the world” xuất bản 7 thứ tiếng … Một tấm ảnh khác chụp 2 mẹ con người hàng xóm của cậu cũng đã được lọt vào top 200 tấm ảnh về biến đổi khí hậu của tổ chức ForeStClim, được in thành sách, và đem đi triển lãm vài nước ở châu Âu… Nhưng Nam Long vẫn “từ chối” đi theo con đường ảnh báo chí vì “sống được bằng ảnh báo chí ở Việt Nam như các đàn anh đàn chị khác là rất khó”, cậu chia sẻ.
“Thực ra là mình đã cố tránh nghề báo 7-8 năm nay rồi và giờ không tránh được nữa thôi chứ chẳng có cú rẽ ngang nào. Hơn nữa, có mấy khi trong đời được dám chơi với cái duyên báo chí đến cùng xem mình có thể đạt được gì. Nếu thất bại, ít nhất cũng đỡ huyễn hoặc về cái duyên báo chí ấy. Còn thành công, đương nhiên mình sẽ bước tiếp. Công việc nào cũng có lúc thăng trầm, chỉ có yêu thích nó thì mới vượt qua được những thời điểm ấy. Mình còn nhớ, khi vào đây, sếp bảo cứ tưởng mình chỉ đủ sức làm 1 tháng rồi nghỉ. Ấy vậy mà mình vẫn đang ngồi đây dưới vai trò phóng viên, biên tập viên truyền hình được hơn 1,5 năm rồi mà sếp vẫn cho làm tiếp”, chàng MC của truyền hình Quốc phòng cười khi được hỏi về chuyện chuyển nghề.
Hiện tại, Nam Long thường làm MC cho các chương trình lớn của kênh truyền hình Quốc phòng, làm chuyên mục bình luận các vấn đề thời sự nóng trên chương trình talkshow Vấn đề hôm nay (dạng talkshow 15 phút) với các vấn đề chính luận, và thực hiện các phóng sự xã hội… Trong từng công việc mình làm, chàng cựu kỹ sư vận hành mạng luôn tỏ ra là người khó tính và cầu kì, bởi cậu luôn muốn có những sản phẩm kỹ đến từng chi tiết. Thế nhưng, không phải lúc nào cậu cũng có được những tác phẩm như ý của mình vì nhiều lý do.
Và ngay cả khi không thể có được một sản phẩm như mình mong muốn, Nam Long luôn tìm thấy những niềm vui nho nhỏ với những điều mình làm. Cậu chia sẻ trên trang cá nhân về một phóng sự mà cần làm “an toàn” nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam:
“Thế nào là một phóng sự hay? Thật chả bao giờ mong tất cả mọi người đều coi nó hay, vì đó là điều không thể. Khi hoàn thiện nó, tôi nghĩ phóng sự vừa làm là một phóng sự an toàn, và nói như sếp của tôi thì nó là một phóng sự "Phở 24" - tức là cũng không ngon, mà cũng chả chán.
Khi nó được chiếu cho chính nhân vật trong phóng sự xem tại sân khấu, thì bác ấy một lần nữa đã khóc Một người xem phóng sự mình làm và xúc động, vậy đã là một niềm vui rất lớn. Bởi xét cho cùng, bác ấy là khán giả đầu tiên và quan trọng nhất…”.
VideoNgười Hà Nội khóc Đại tướng trong đêm
Khi còn làm việc tại Công ty TNHH Ericsson Việt Nam, không ít đồng nghiệp tưởng Nguyễn Nam Long là nhân viên của phòng truyền thông. Bởi cậu tích cực có mặt trong các sự kiện, đảm nhiệm từ vai trò MC dẫn chương trình, tới người chụp ảnh cho các sự kiện nội bộ, các buổi giao lưu với các nhà báo… Thực tế, công việc chính của Long là kỹ sư viễn thông vận hành hệ thống và nhiếp ảnh chỉ là đam mê cá nhân.
Trong các sự kiện ở công ty cũ, Nam Long hay bị nhầm là nhân viên phòng truyền thông. Ảnh NVCC.
Trong các sự kiện ở công ty cũ, Nam Long hay bị nhầm là nhân viên phòng truyền thông. Ảnh NVCC.
Sau hơn 3 năm làm việc tại Ericsson Việt Nam, việc Nam Long quyết định chuyển hướng để trở thành phóng viên của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã khiến nhiều người bất ngờ. Thứ nhất, các kỹ sư ở Ericsson thường sẽ tiếp tục tìm việc làm tại các công ty liên doanh nước ngoài khác. Thứ hai, trào lưu thông thường là chuyển từ đơn vị nhà nước sang công ty nước ngoài chứ không nhiều người chọn hướng đi ngược lại. Thứ ba, truyền hình Quốc phòng Việt Nam là một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung Ương, nên yếu tố kỷ luật, cơ chế hoạt động cũng như văn hóa rất khác so với một công ty toàn cầu như Ericsson Việt Nam. Và yếu tố thứ tư, Nam Long vốn là một kỹ sư viễn thông được đào tạo cơ bản tại trường Đại học Bách Khoa, không hề qua một lớp đào tạo báo chí nào, giờ quyết định chuyển sang lĩnh vực hoàn toàn mới lạ.
Còn với Nam Long, việc dịch chuyển này vừa là cơ duyên, vừa là một sự lựa chọn chủ động. Giải thích cho quyết định chọn nghề phóng viên truyền hình tại kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Nam Long chia sẻ: Môi trường làm việc tại một công ty liên doanh luôn đem lại nhiều cơ hội phát triển kỹ năng, được làm việc với những quy trình gần như hoàn thiện, với hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt. Hơn nữa, sư đa dạng về văn hóa của một công ty toàn cầu như Ericsson tạo ra một môi trường làm việc rất tiện nghi và thoải mái.
“Nhưng đã 7 năm làm việc tại các công ty liên doanh như Ford Việt Nam, hay Ericsson Việt Nam, rất hiếm có một cơ hội cho mình có thể làm từ đầu bất cứ một vấn đề gì đó. Quy trình hoàn thiện quá, sẽ kéo theo việc làm theo thói quen, giảm đi sự sáng tạo và động lực thay đổi. Mình nghĩ khi đó mình còn rất trẻ, còn cơ hội để thay đổi. Càng thay đổi muộn, số cơ hội ấy sẽ càng ít đi. Vậy là thay đổi thôi!”, Long nói.
VideoTalk show: Buôn bán sự tôn vinh
Trở thành một biên tập viên dẫn chương trình truyền hình, tưởng có vẻ xa lạ và không liên quan tới công việc kỹ sư, nhưng thực tế trong con người của Long đã sẵn có những thiên hướng về công việc này. Đào Mai Lan, phụ trách truyền thông của Ericsson Việt Nam cho biết: “Mỗi khi làm MC hay chụp ảnh, Long luôn có những góc nhìn lạ, phong phú và diễn đạt rất tốt câu chuyện cần nói bằng nhiều ngôn ngữ”.
Vị phụ trách truyền thông này bổ sung thêm: “Long không bao giờ hời hợt trong công việc. Bạn ấy đề cập đến thử thách với một thái độ tận tâm để đạt được giải pháp tốt nhất, đôi khi hơn cả sự trông đợi của người nhận".
Sau gần 2 năm rẽ ngang sang nghiệp truyền hình, Nam Long trở thành một trong những gương mặt biên tập viên dẫn sáng giá của truyền hình Quốc phòng. Bà Nguyễn Hương Giang, Phó giám đốc Công ty Truyền hình Viettel cho biết: “Nam Long là gương mặt nổi bật của chúng tôi, phụ trách các chương trình chính luận và sự kiện lớn. Nếu giao việc cho cậu ấy thì không phải lo vì Long sẽ tự tìm cách xử lý mọi việc và rất tận tâm với sản phẩm của mình. Tư duy logic và tư duy hình ảnh của Long tốt nên rất phù hợp với truyền hình”. Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, lúc đầu thì cậu kỹ sư viễn thông vận hành mạng hơi bỡ ngỡ với môi trường cũng như văn hóa làm việc mới nhưng “Nam Long thích nghi rất nhanh”.
Về phía mình, Nam Long có chia sẻ: “Mọi người cứ nghĩ mình rẽ ngang nhưng thực tế đó là quay lại với cái duyên với nghề báo từ khi còn đi học”.
Nam Long trong một chuyến công tác. Ảnh NVCC
Nam Long trong một chuyến công tác. Ảnh NVCC
Nam Long cho biết, thầy giáo Nguyễn Như Bang – người thầy đáng kính nhất trong cuộc đời học sinh của cậu đã khuyên cậu nên thi vào trường báo chí dù Nam Long là một học sinh … chuyên Lý suốt 8 năm. Không nghe thầy, cậu đã nhất quyết thi vào Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Giao thông Vận tải. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, một người bạn đã đăng ký tên Nam Long vào cuộc tuyển chọn MC mà cậu không hề hay biết. Và cũng từ ấy, Nam Long đã trở thành gương mặt MC quen thuộc của sinh viên Bách Khoa K46.
Ít lâu sau, một phóng viên báo Người Lao Động, tập san Thế Giới @ hỏi Nam Long có muốn viết báo về multimedia không? Cậu đã mạnh dạn nhận lời dù chưa thực sự hiểu multimedia là gì. Vậy mà Nam Long cũng gắn bó với Thế Giới @ hơn 1 năm, là một cây viết với hơn 100 bài báo về lĩnh vực công nghệ… Nam Long chia sẻ, cậu chưa bao giờ ngờ được, chính 100 bài báo ấy lại góp phần quyết định vào việc thi đỗ vào vị trí IT của công ty Ford Việt Nam sau nhiều vòng tuyển chọn. Giám đốc tài chính Ford Việt Nam sau này có nói lại, việc ông ấy chọn cậu không phải vì cậu có chuyên môn tốt nhất, mà nằm chính ở hơn 100 bài báo mà cậu đã đăng… Cũng từ thời điểm đó, Nam Long một lần nữa khước từ duyên với báo chí.
Vào Ford Việt Nam, các anh bạn đồng nghiệp rủ Nam Long học chụp ảnh… Để rồi sau đó, nhiếp ảnh đã ăn vào máu của kỹ sư công nghệ thông tin này. Nam Long chưa bao giờ coi nhiếp ảnh là một nghề để kiếm tiền, dù thi thoảng cũng có người nhờ chụp. Sau 6 năm gắn bó với nhiếp ảnh, một phóng viên chuyên viết bài cho các tạp chí ẩm thực, du lịch, và văn hóa ở nhiều quốc gia đã đề nghị cậu cùng hợp tác. Và cũng kể từ ấy, trong suốt một năm, những thành công ban đầu về nhiếp ảnh đã đến. Các tác phẩm của cậu được đăng trên các ấn phẩm như Tiger Airway, NYLON (Singapore), Thai Airway (Thái Lan), Crema (Úc), Heritage (Việt Nam)…
VideoNgười nông dân chăn trâu giữa khu đô thị
Nghề truyền hình là một nghề xê dịch, cũng phải đánh đổi nhiều thứ lắm, nhưng chấp nhận và vượt qua những thử thách đó thôi. Nói không sáo rỗng chút nào đâu, làm phóng viên, cũng thấy mình “con người” hơn đấy. Sau khi từ các Nhà giàn DK1 trở về, rớt nước mắt vì nhận ra giá trị của tình người, thế nào là tình yêu tổ quốc… Mong ước lớn nhất của mình là càng ngày càng có nhiều người dân bình thường lên truyền hình để truyền hình gần gũi hơn với họ.
Mình có duyên với những sự bất ngờ, đã nhiều lần phải làm MC bất đắc dĩ, và vào đây cũng vậy. Thế rồi lại thành MC thật… Đáng nhớ nhất là phải dẫn một chương trình cầu truyền hình đầu tiên của kênh QPVN, mà khi đó mình còn chưa biết nó thực sự diễn ra như thế nào… Và một lần khác, phải làm MC đóng thế giữa chương trình cho một cầu truyền hình tết với Trường Sa, nhiệm vụ bất đắc dĩ là phải làm sao khiến khán giả cảm động. Mình cứ thật thà lên kể lại đúng những gì mình đã trải qua trên nhà giàn DK1… Vậy là cả hội trường đều rưng rưng nước mắt và mình thì … cũng mắt mũi đỏ hoe.
Nguyễn Nam Long
Chuyển sang làm việc tại Ericsson Việt Nam vào năm 2009, sau đó ít lâu, trong một năm Nam Long cũng có được một tấm ảnh trong top 200 tấm được in thành sách “A day in the world” xuất bản 7 thứ tiếng … Một tấm ảnh khác chụp 2 mẹ con người hàng xóm của cậu cũng đã được lọt vào top 200 tấm ảnh về biến đổi khí hậu của tổ chức ForeStClim, được in thành sách, và đem đi triển lãm vài nước ở châu Âu… Nhưng Nam Long vẫn “từ chối” đi theo con đường ảnh báo chí vì “sống được bằng ảnh báo chí ở Việt Nam như các đàn anh đàn chị khác là rất khó”, cậu chia sẻ.
“Thực ra là mình đã cố tránh nghề báo 7-8 năm nay rồi và giờ không tránh được nữa thôi chứ chẳng có cú rẽ ngang nào. Hơn nữa, có mấy khi trong đời được dám chơi với cái duyên báo chí đến cùng xem mình có thể đạt được gì. Nếu thất bại, ít nhất cũng đỡ huyễn hoặc về cái duyên báo chí ấy. Còn thành công, đương nhiên mình sẽ bước tiếp. Công việc nào cũng có lúc thăng trầm, chỉ có yêu thích nó thì mới vượt qua được những thời điểm ấy. Mình còn nhớ, khi vào đây, sếp bảo cứ tưởng mình chỉ đủ sức làm 1 tháng rồi nghỉ. Ấy vậy mà mình vẫn đang ngồi đây dưới vai trò phóng viên, biên tập viên truyền hình được hơn 1,5 năm rồi mà sếp vẫn cho làm tiếp”, chàng MC của truyền hình Quốc phòng cười khi được hỏi về chuyện chuyển nghề.
Hiện tại, Nam Long thường làm MC cho các chương trình lớn của kênh truyền hình Quốc phòng, làm chuyên mục bình luận các vấn đề thời sự nóng trên chương trình talkshow Vấn đề hôm nay (dạng talkshow 15 phút) với các vấn đề chính luận, và thực hiện các phóng sự xã hội… Trong từng công việc mình làm, chàng cựu kỹ sư vận hành mạng luôn tỏ ra là người khó tính và cầu kì, bởi cậu luôn muốn có những sản phẩm kỹ đến từng chi tiết. Thế nhưng, không phải lúc nào cậu cũng có được những tác phẩm như ý của mình vì nhiều lý do.
Và ngay cả khi không thể có được một sản phẩm như mình mong muốn, Nam Long luôn tìm thấy những niềm vui nho nhỏ với những điều mình làm. Cậu chia sẻ trên trang cá nhân về một phóng sự mà cần làm “an toàn” nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam:
“Thế nào là một phóng sự hay? Thật chả bao giờ mong tất cả mọi người đều coi nó hay, vì đó là điều không thể. Khi hoàn thiện nó, tôi nghĩ phóng sự vừa làm là một phóng sự an toàn, và nói như sếp của tôi thì nó là một phóng sự "Phở 24" - tức là cũng không ngon, mà cũng chả chán.
Khi nó được chiếu cho chính nhân vật trong phóng sự xem tại sân khấu, thì bác ấy một lần nữa đã khóc Một người xem phóng sự mình làm và xúc động, vậy đã là một niềm vui rất lớn. Bởi xét cho cùng, bác ấy là khán giả đầu tiên và quan trọng nhất…”.
VideoNgười Hà Nội khóc Đại tướng trong đêm