-------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Đào Tạo Tiếng Anh NewLight

Trung tâm đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình giảng dạy mới , hiệu quả nhất và đang được sử dụng nhiều nhất tại Mĩ hiện nay

Biết Ngoại Ngữ Là Cơ Hội Tốt Để Xin Việc

Giỏi tiếng anh có thể giúp bạn kiếm được những công việc tốt , mức lương cao tại những công ty nước ngoài

Tự Tin Giao Tiếp Với Bạn Bè , Đồng Nghiệp

Thú vị biết mấy khi mình có thể nói chuyện với bạn bè , người thân ở nước ngoài bằng tiếng anh một cách tự nhiên

Tiếng Anh Giúp Thay Đổi Cuộc Sống

Biết tiếng anh giúp ta cảm thấy tự tin hơn , vui vẻ hơn dẫn đến cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc

Du Học Dễ Dàng Hơn

Xóa đi rào cản về ngôn ngữ , giúp bạn đi du học dễ dàng tiếp thu kiến thức và hội nhập

Giao Tiếp Khi Mua Sắm


1. Can I help you? : Tôi có thể giúp gì được cho anh/chị?
Ví dụ:
* A: Can I help you? (Tôi có thể giúp gì được cho chị)
B: Yes, I’m looking f a sweater. (Vâng, tôi muốn mua một cái áo len)
2. Can I try it (them) on?: Tôi có thể thử nó/ chúng không?
Ví dụ:
* A: Yes, that’s nice. Can I try it on? (Chiếc đó đẹp đấy. Tôi có thể thử không?)
B: Certainly, there’s the changing rooms over there. (Tất nhiên rồi, phòng thay đồ ở đằng kia)
3. Size: extra small, small, medium, large, extra large: các kích cỡ – rất nhỏ, nhỏ, trung bình, đại, cực đại
Ví dụ:
* A: What size are you? (Cỡ của chị là cỡ bao nhiêu)
B: I’m an extra large. (Tôi mặc cỡ cực đại)
4. How does it fit?: Nó/chúng có vừa không?
Ví dụ:
* A:: How does it fit? (Chiếc đó có vừa không ạ)
B: It’s too large. Do you have a large? (Chiếc này rộng quá. Bạn có chiếc nào cỡ đại không)
5. Changing room: phòng thử/thay đồ
6. How would you like to pay?: Anh/Chị muốn thanh toán bằng cách nào?
7. Credit card: thẻ tín dụng
8. How much does it cost?: Chiếc này bao nhiêu tiền?
Ví dụ:
* A: How much does it cost? (Chiếc này bao nhiêu tiền)
B: $85 (85 đô la)
9. What colour do you like?: Anh/Chị thích màu gì?
Ví dụ:
* A: What colour do you like? (Anh/Chị thích màu gì)
B: I like the blue one. (Tôi thích chiếc màu xanh da trời)
10. Cheap: rẻ
11. Expensive: đắt

Xem thêm: Bắc Ninh: Tiếng Anh là môn học bắt buộc với lớp 3, 4

Đôi điều lạm bàn về việc dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông

Thời gian qua, báo chí đăng tải rất nhiều về việc tại sao dạy và học tiếng Anh của ta chưa thành công, tại sao học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam không giao tiếp được bằng tiếng Anh cùng hàng loạt vấn đề có liên quan. Trong vị trí một thầy giáo dạy tiếng Anh lâu năm, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.


Học sinh thích thú học tiếng Anh thông qua trò chơi, bài hát, xem phim, đọc truyện,
làm câu đố, thuyết trình, kể chuyện bằng tiếng Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
1. Thay giáo trình: Dùng giáo trình do nhà xuất bản bản ngữ biên soạn
Đơn giản vì ngôn ngữ không thể bị tách rời khỏi văn hóa. Việc bộ sách giáo khoa tiếng Anh phổ thông “mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc” như hiện nay là một sự minh chứng rõ ràng nhất cho việc ngôn ngữ bị tách rời khỏi văn hóa. Một sự lắp ghép gượng ép. Điều này làm tiếng Anh trong sách giáo khoa phổ thông bị sai văn phong trầm trọng. Tiếng Anh trong đó được diễn đạt một cách kỳ quặc, khác thường, thậm chí là sai biệt với văn phong tiếng Anh bản ngữ.
Thay vì cố gắng đưa văn hóa Việt Nam vào sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 - 12, ta hãy dùng một bộ sách tiếng Anh giao tiếp do nhà xuất bản bản ngữ biên soạn, phát hành. Bộ sách được chọn là sách chuyên dạy nghe - nói, dạy tiếng Anh giao tiếp. Học cái gì thì sử dụng được ngay cái đấy vào thực tiễn.
Bộ sách Streamline English của Nhà xuất bản Oxford chẳng hạn. Đây là bộ sách dạy tiếng Anh giao tiếp thuộc loại dễ học, dễ dạy nhất trong tất cả các bộ sách tiếng Anh giao tiếp xưa nay. Từ vựng, phiên âm, cấu trúc, chú thích, bài đàm thoại được lồng ghép nhịp nhàng, thể hiện rõ ràng qua từng bối cảnh giao tiếp thực tế trong văn hóa giao tiếp của chính ngôn ngữ đó. Học đến đâu dùng ngay được đến đó. Học 20 bài quyển 1 là tự giới thiệu bản thân được trên 100 từ. Học 40 bài là đã có đủ vốn tiếng Anh để làm nhân viên bán hàng ở các cửa hàng, siêu thị được rồi. Và chỉ cần 80 bài quyển 1 là người học đã giao tiếp với người nước ngoài một cách thoải mái.
Rõ ràng là trong thực tế, học tiếng Anh đơn giản là để giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng cử viên bằng tiếng Anh. Không trả lời được, không giao tiếp được bằng tiếng Anh là không đạt yêu cầu. Chỉ có vậy. Không nhà tuyển dụng nào kiểm tra xem tiếng Anh của ứng cử viên đó có đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hay không.
 
 
Trong môn tiếng Anh ở ta, có rất nhiều thứ các em phải học, thầy cô phải dạy hàng ngày mà cả thầy lẫn trò chẳng biết dùng nó vào việc gì ngoài chuyện để làm bài tập, để thi. Đó là hàng đống ngữ pháp chất ngất. Ngữ pháp trong giảng dạy và thi cử đã đẩy học sinh và thầy cô giáo đến chuyện không cần học và dạy hai kỹ năng nghe - nói cho đúng mực.
Vậy thì, sao mục tiêu đào tạo tiếng Anh không thể đơn giản là “học tiếng Anh để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh”? Sao không dùng giáo trình của NXB bản ngữ thay cho sách giáo khoa tiếng Anh hiện tại? Nếu ta mạnh dạn thay đổi, học sinh và thầy cô giáo sẽ được giải phóng khỏi sức ì hiện tại. Việc học và dạy tiếng Anh ở nước ta sẽ bước sang trang mới.
2. Thi nghe - nói thay vì thi ngữ pháp, đọc hiểu
Học sinh sẽ chẳng bao giờ học nghe - nói tiếng Anh và giáo viên chẳng bao giờ tập trung dạy nghe - nói trong khi đề thi toàn là ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng, đọc hiểu…
Có thể khẳng định rằng format đề thi như thế nào thì giáo viên sẽ dạy như thế ấy và học sinh cũng theo y như thế để học, để thi cho đậu. Tỷ lệ kiểm tra kỹ năng nghe trong đề thi hiện tại là chưa đủ và hoàn toàn không có thi nói. Thay đổi quan trọng này tạo ra mục tiêu thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trong trục giáo trình - giảng dạy - thi cử: học tiếng Anh để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nếu không thay đổi cách thi cử đối với môn tiếng Anh, ta có thay đổi giáo trình gì cũng vô ích.
3. Thay đổi cách giảng dạy
Con trai tôi học tiếng Anh giao tiếp do tôi dạy (đến bài 74 Streamline English quyển 1). Cháu hiện đang học lớp 7. Tôi chỉ hướng dẫn kỹ cho cháu 20 bài đầu, số bài còn lại cháu tự học. Thi thoảng tôi kiểm tra. Ngoài ra, cháu cũng tự học trong lúc xem phim hoạt hình trên Cartoon Network và Disney Chanel. Nhờ đó, cháu tự nói tiếng Anh từ nhỏ, mặc dù chẳng biết mình đang nói gì. Nói cách khác, việc xem phim hoạt hình cho cháu khả năng cảm thụ ngôn ngữ Anh. Hiện tại, trình độ nghe - nói của cháu nhìn chung là ổn. Tôi chưa bao giờ dạy tiếng Anh theo sách giáo khoa lớp 6, 7 cho con tôi. Cháu tự học lấy.
Trong môn tiếng Anh ở ta, có rất nhiều thứ các em phải học, thầy cô phải dạy hàng ngày mà cả thầy lẫn trò chẳng biết dùng nó vào việc gì ngoài chuyện để làm bài tập, để thi. Đó là hàng đống ngữ pháp chất ngất. Ngữ pháp trong giảng dạy và thi cử đã đẩy học sinh và thầy cô giáo đến chuyện không cần học và dạy hai kỹ năng nghe - nói cho đúng mực. Mục tiêu vượt qua thi cử vô hình trung làm ngữ pháp lên ngôi, đẩy việc dạy nghe - nói (giao tiếp) xuống hàng thứ yếu.
Ta đang thực hiện việc nâng chuẩn giáo viên cho bằng được. Nhưng sự thật là việc đậu B1, B2 của các giáo viên không hề dính dáng gì đến năng lực giảng dạy, kỹ năng sư phạm cả. Giáo viên không thể dạy nghe - nói, dạy tiếng Anh giao tiếp đơn giản vì giáo trình và mục tiêu thi cử không cho phép họ dạy như thế. Không phải họ không thể hoặc không biết dạy tiếng Anh giao tiếp, dạy nghe - nói. Họ có hàng đống kỹ năng dạy tiếng Anh giao tiếp khi học ở trường Sư phạm, ở các lớp tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, họ bị mắc kẹt giữa giáo trình và đề thi như hiện tại. Rất nhiều anh chị em giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn, có phương pháp sư phạm giỏi. Chỉ là họ không có đất dụng võ mà thôi.
4. Bồi dưỡng giáo viên: Hãy giúp họ sửa lỗi phát âm, nối âm, ngữ điệu
Nói cách khác, hãy giúp giáo viên nói tiếng Anh chuẩn, phát âm chuẩn. Sự thật không thể chối cãi là rất nhiều giáo viên mắc lỗi phát âm, nói tiếng Anh sai giọng hoàn toàn.
Do sự mắc mứu của giáo trình và mục tiêu thi cử, rất nhiều giáo viên chẳng bao giờ sử dụng tới các kỹ năng nói. Khi giáo viên không có nhu cầu sử dụng, dĩ nhiên, các kỹ năng này mai một, mất dần đi. Và họ kém. Nhưng họ hoàn toàn vô tội trong chuyện này. Chỉ cần một chương trình hướng dẫn online miễn phí về chỉnh giọng, áp dụng trực tiếp trên một nền giáo trình nhưStreamline English chẳng hạn cho họ. Mỗi đợt hè, ta tổ chức tập huấn trực tiếp một lần. Trong năm học, ta tổ chức đi dự giờ, đánh giá và rút kinh nghiệm cho giáo viên để họ hoàn thiện năng lực. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu ta ra bộ tiêu chí, quy định thật thông thoáng, khuyến khích giáo viên dạy sáng tạo, khai phóng tư tưởng cho họ.
Cần nói thêm rằng việc ép giáo viên thi B1, B2 bằng cách “luyện cấp tốc” rồi thi đang diễn ra ở các tỉnh mà báo chí đã phản ảnh vừa qua sẽ không bao giờ mang lại một kết quả mong đợi. Hãy hướng dẫn những chuyện họ thực sự cần như chuyện sửa giọng, chuyện tiến hành các kỹ thuật dạy tiếng Anh giao tiếp sao cho học trò của họ nghe - nói được tiếng Anh, giao tiếp được bằng tiếng Anh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hãy nâng chất giáo viên bằng những việc làm thực chất, những chuyện giáo viên cần.

Bắc Ninh: Tiếng Anh là môn học bắt buộc với lớp 3, 4

Bắc Ninh: Tiếng Anh là môn học bắt buộc với lớp 3, 4
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, năm học 2014 – 2015, Sở sẽ yêu cầu dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần cho 100% học sinh lớp 3, 4, 5; trong đó, môn tiếng Anh lớp 3, 4 là môn học bắt buộc.
Sở này cũng đẩy mạnh triển khai dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 tại các trường có điều kiện; khuyến khích các trường dạy tăng cường tiếng Anh cho học sinh ở tất cả các khối.
Sở chỉ đạo đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy học tích cực, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng.
Đồng thời, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ. Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy…
Các Phòng GD&ĐT sẽ chỉ đạo các trường tiểu học tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, phòng học hiện có để nâng cấp hoặc xây mới phòng học bộ môn Ngoại ngữ; đảm bảo mỗi trường bố trí ít nhất 1 phòng học Ngoại ngữ để dạy học tiếng Anh. Với trường có từ 16 lớp trở lên bố trí 2 phòng.
Với những học sinh học chương trình bắt buộc, sử dụng kết quả đánh giá như những môn học bắt buộc khác và thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với những học sinh học chương trình tự chọn, kết quả học tập cuối năm học chỉ tham gia xét khen thưởng, không tham gia xét lên lớp.

Xem thêm: Bí quyết đạt 8.0 IELTS của 'cô gái xương thủy tinh'

Bí quyết đạt 8.0 IELTS của 'cô gái xương thủy tinh'

Nguyễn Phương Anh, sinh năm 1996 mắc chứng xương thủy tinh từ nhỏ. Dù phải di chuyển trên xe lăn nhưng Phương Anh có nghị lực phi thường.
Phương Anh, xương thủy tinh, IELTS, nghị lực
Phương Anh cùng các thí sinh khác nhận phần thưởng của Hội đồng Anh
Trong 8.0 điểm IELTS,  kỹ năng nói (speaking) đạt điểm xuất sắc 8.5/9.
Phương Anh chia sẻ: “Em tạo cho mình thói quen học và tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày, học một cách thoải mái với niềm vui thích, đam mê chứ không tự ép bản thân phải học. Em nghĩ rằng chỉ khi mình có niềm đam mê và yêu thích một lĩnh vực nào đó, bản thân mới có động lực tìm tòi và học hỏi để tiến bộ hơn.
Hằng ngày, em luyện kỹ năng nghe và nói của mình qua những bài hát, những bộ phim nước ngoài. Em rất thích ca hát và chính niềm đam mê này đã mang em đến với tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ.”
“Em cũng thường xem vlog của nhiều vlogger nước ngoài nổi tiếng trênYoutube để luyện phát âm và phong cách nói chuyện, ứng xử của người bản địa trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Ngoài ra thỉnh thoảng, em cũng đọc báo tiếng Anh để nâng cao vốn từ vựng.”
Vốn có dự định đi du học từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, cộng với niềm đam mê tiếng Anh, Phương Anh đã quyết định nộp hồ sợ thi IELTS và tập trung ôn luyện trong vòng 2 tuần trước khi kỳ thi bắt đầu với sự giúp đỡ của một giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.
Phương Anh khiêm tốn: “Ban đầu, em chỉ định thi cho vui và lấy kinh nghiệm cọ xát vì kỹ năng viết (writing) của em chưa ổn lắm. Em không nghĩ mình lại thành công ngay trong lần thi đầu tiên...".
Thành tích ấn tượng trong kỳ thi IELTS vừa rồi của Phương Anh là 8,5/9 điểm kỹ năng nói (speaking), điểm số được nhiều người đánh giá là rất ít người không phải dân bản địa có thể đạt được.
Phương pháp rất hữu ích nữa khi thi nói được Phương Anh chia sẻ là, đặt ngược lại câu hỏi cho giám khảo khi đang run để có thời gian lấy lại bình tĩnh. Có thể hỏi giám khảo của mình về những chủ đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày và trò chuyện với giảm khảo để tạo cảm giác thoải mái nhất.
Theo Phương Anh, không thể giỏi tiếng Anh nếu chỉ ngồi một chỗ và học qua sách vở. Việc trở thành Đại sứ trẻ của Unicef (năm 2013, Phương Anh được chọn tham gia Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về người khuyết tật), được giao tiếp và làm việc thực tế với những người nước ngoài đã giúp em nâng cao được khả năng giao tiếp và trưởng thành hơn rất nhiều”.
Với hành trang vững chắc là 8.0 IELTS, “cô gái xương thủy tinh” dự định trong thời gian tới sẽ tìm một ngôi trường ĐH phù hợp bên Anh hay Úc để đi du học.
“Vì không thể đi lại nên em muốn ra nước ngoài để tìm một môi trường học tập độc lập có thể giúp em hòa nhập tốt hơn với mọi người. Ngành học mà em yêu thích và sẽ theo đuổi là Truyền thông và công tác xã hội.” – Phương Anh chia sẻ.

Xem thêm: Nữ sinh Báo chí giỏi tiếng Anh, xinh như hoa hậu

Nữ sinh Báo chí giỏi tiếng Anh, xinh như hoa hậu

Từng lọt top 30 thi Olympic tiếng Anh Hà Nội, Thanh Tú gây ấn tượng với vóc dáng chuẩn và gương mặt đẹp dịu dàng như hoa hậu Đặng Thu Thảo.
Sở hữu gương mặt khả ái, cô bạn Nguyễn Thanh Tú, sinh năm 1995,Học viện Báo chí & Tuyên truyền, được nhiều người biết đến với danh hiệu Đại sứ Nhân ái Hội nhà báo Việt Nam. Cô bạn còn được chú ý bởi nhan sắc nổi bật, với gương mặt có đường nét hao hao như Hoa hậu Đặng thu Thảo.
Sở hữu vóc dáng chuẩn: cao 1m72, nặng 50kg, số đo 83-62-92, trong bộ ảnh áo dài, Thanh Tú gây ngạc nhiên với vẻ đẹp mong manh, nữ tính với nụ cười dịu dàng khá giống Hoa hậu Việt Nam 2012.
Khi nhận được lời khen mình như một bản sao của hoa hậu Đặng Thu Thảo, Thanh Tú cho biết mình rất tự hào. "Có rất nhiều người giống nhau và biết được mình giống ai có lẽ cũng là một điều thú vị. Bản thân mình cũng tự ý thức để ngày càng hoàn thiện, trưởng thành hơn”, cô bạn tâm sự.
Thanh Tú còn sở hữu vốn tiếng Anh khá ''khủng''. Cô bạn từng lọt top 30 thí sinh cao điểm nhất của kỳ thi Olympic tiếng Anh ở Hà Nội.
Một trong những niềm đam mê lớn nhất của Tú là ngoại ngữ. "Với một cô gái hiện đại, ngoại ngữ là thứ rất cần thiết để phát triển và bắt kịp với cuộc sống", Tú chia sẻ.
Là Đại sứ nhân ái Hội nhà báo Việt Nam, Tú còn tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện để gúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa.
“Niềm vui của mình là nhìn thấy nụ cười khi được giúp đỡ của những người khó khăn. Mỗi lần tham gia tình nguyện là một lần được trải nghiệm cuộc sống và chia sẻ với mọi người xung quanh'', nữ sinh trường Báo tâm sự.
Khi được nhiều người nhận xét có tố chất thi Hoa hậu, cô bạn sinh năm 1995 cười bẽn lẽn cho biết, mình sẽ không tham gia thi Hoa hậu Việt Nam 2014.
Tú nghĩ rằng, mình vẫn chưa đủ tự tin để tham gia các cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ. Cô bạn muốn tập trung học tập thật tốt và tham gia các hoạt động xã hội.
Thần tượng của Thanh Tú chính là những cô gái đi làm báo.
"Ngoài việc phải linh hoạt về thời gian, địa điểm, khả năng xử lý nhanh trong mọi tình huống, họ còn phải chăm lo cho gia đình. Chính vì thế, những cô gái khi đi làm báo chấp nhận hy sinh và đánh đổi rất nhiều", Thanh Tú tâm sự.
Câu nói yêu thích của cô nàng hot girl Học viện Báo chí & Tuyên truyền: "Ngày nào bạn không cười thì đó là một ngày lãng phí.''

Xem thêm: 10 công việc làm thêm hè tuyệt vời của sinh viên Anh Quốc