GD&TĐ - Trong 2 ngày 8 - 9/8, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về các chương trình ứng dụng CNTT, phần mềm, học liệu mở và rà soát các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ.
Dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Ban chỉ đạo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 cùng các đại biểu là những chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên các trường đại học trong cả nước.
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ đang có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy.
Trong những năm qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 đã tập trung chú trọng tới các trung tâm vùng, đơn vị điển hình, các hạt nhân của phong trào, chú trọng bồi dưỡng những chuyên gia.
Lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các nhà trường đã ngày càng quan tâm hơn đến việc phát triển dạy học ngoại ngữ, tìm cách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Các giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường học đã trau dồi kĩ năng sử dụng các thiết bị trong dạy học ngoại ngữ.
Trong quá trình tổ chức, Trường ĐH Ngoại ngữ ĐH Đà Nẵng cùng với các chuyên gia CNTT trên cả nước đã hoàn thiện khung chuẩn ứng dụng CNTT cho GV ngoại ngữ, từng bước đưa như một thành tố trong thiết kế chương trình đào tạo, từng bước số hóa ứng dụng CNTT cho GV ngoại ngữ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày báo cáo đánh giá công tác đã thực hiện trong năm học 2013-2014 và đề xuất chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ; báo cáo thực trạng trang thiết bị, phần mềm, học liệu mở trong dạy và học ngoại ngữ. Trao đổi, thảo luận về các khó khăn, thực trạng, giải pháp; chính sách thúc đẩy CNTT; việc sử dụng, khai thác phần mềm, nguồn học liệu mở, trang thiết bị trong dạy và học ngoại ngữ.
Nhiều đại biểu đều đồng tình cho rằng, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết, là nội dung đi đầu trong việc đổi mới chương trình, SGK. Để ứng dụng CNTT có hiệu quả, việc đầu tư thiết bị là chưa đủ mà cần phải có phương pháp, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên để sử dụng có hiệu quả những thiết bị đó.
Ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ - cho biết: CNTT gần như trở thành phương tiện và môi trường học tập, giảng dạy không thể tách rời với quá trình giáo dục. Chính vì vậy, năng lực CNTT của GV ngoại ngữ là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Hội đồng đã phác thảo xây dựng khung năng lực CNTT gồm 4 mục tiêu: Có kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp; Tích hợp kiến thức và kĩ năng sư phạm với công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học; Ứng dụng công nghệ để lưu trữ, phản hồi và đánh giá kết quả học tập; Sử dụng công nghệ để nâng cao năng lực giao tiếp, khả năng hợp tác và tính hiệu quả trong giảng dạy.
Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng CNTT cho giáo viên Tiếng Anh được chú trọng với nhiều hoạt động như: Tạo bài giảng và giáo trình điện tử, Thiết kế và hướng dẫn các hoạt động học tập sử dụng CNTT, Ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá.
Nhu cầu học tiếng Anh của người Việt Nam hiện nay là rất lớn. Theo tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất, chỉ trong 2 tháng phát động cuộc thi tiếng Anh trên internet, đã có 1 triệu học sinh tham gia. Điều này chứng tỏ việc học tiếng Anh là nhu cầu cấp thiết của học sinh.
Việc làm các bài thi trên mạng đã có sự tác động trở lại đối với phương pháp học của các em, giúp các em có các kĩ năng khác ngoài những kiến thức được học trong nhà trường.
Còn ông Hà Văn Sinh - Giảng viên Trường Đại học Nha Trang - cho biết: Thành tố quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT trong trường học nói chung và trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng không phải là những chuyên gia CNTT mà chính là các thầy cô giáo say mê CNTT và tìm cách đưa các ứng dụng CNTT vào trong bài giảng của mình.
Việc ứng dụng CNTT là điều rất cần thiết để trau dồi những kĩ năng ngoại ngữ như ngữ pháp, từ vựng, nghe, nói... mà không cần phải đầu tư những khoản tiền lớn để cho giáo viên ra nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ đang có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy.
Trong những năm qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 đã tập trung chú trọng tới các trung tâm vùng, đơn vị điển hình, các hạt nhân của phong trào, chú trọng bồi dưỡng những chuyên gia.
Lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các nhà trường đã ngày càng quan tâm hơn đến việc phát triển dạy học ngoại ngữ, tìm cách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Các giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường học đã trau dồi kĩ năng sử dụng các thiết bị trong dạy học ngoại ngữ.
Trong quá trình tổ chức, Trường ĐH Ngoại ngữ ĐH Đà Nẵng cùng với các chuyên gia CNTT trên cả nước đã hoàn thiện khung chuẩn ứng dụng CNTT cho GV ngoại ngữ, từng bước đưa như một thành tố trong thiết kế chương trình đào tạo, từng bước số hóa ứng dụng CNTT cho GV ngoại ngữ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày báo cáo đánh giá công tác đã thực hiện trong năm học 2013-2014 và đề xuất chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ; báo cáo thực trạng trang thiết bị, phần mềm, học liệu mở trong dạy và học ngoại ngữ. Trao đổi, thảo luận về các khó khăn, thực trạng, giải pháp; chính sách thúc đẩy CNTT; việc sử dụng, khai thác phần mềm, nguồn học liệu mở, trang thiết bị trong dạy và học ngoại ngữ.
Nhiều đại biểu đều đồng tình cho rằng, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết, là nội dung đi đầu trong việc đổi mới chương trình, SGK. Để ứng dụng CNTT có hiệu quả, việc đầu tư thiết bị là chưa đủ mà cần phải có phương pháp, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên để sử dụng có hiệu quả những thiết bị đó.
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo |
Hội đồng đã phác thảo xây dựng khung năng lực CNTT gồm 4 mục tiêu: Có kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp; Tích hợp kiến thức và kĩ năng sư phạm với công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học; Ứng dụng công nghệ để lưu trữ, phản hồi và đánh giá kết quả học tập; Sử dụng công nghệ để nâng cao năng lực giao tiếp, khả năng hợp tác và tính hiệu quả trong giảng dạy.
Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng CNTT cho giáo viên Tiếng Anh được chú trọng với nhiều hoạt động như: Tạo bài giảng và giáo trình điện tử, Thiết kế và hướng dẫn các hoạt động học tập sử dụng CNTT, Ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá.
Nhu cầu học tiếng Anh của người Việt Nam hiện nay là rất lớn. Theo tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất, chỉ trong 2 tháng phát động cuộc thi tiếng Anh trên internet, đã có 1 triệu học sinh tham gia. Điều này chứng tỏ việc học tiếng Anh là nhu cầu cấp thiết của học sinh.
Việc làm các bài thi trên mạng đã có sự tác động trở lại đối với phương pháp học của các em, giúp các em có các kĩ năng khác ngoài những kiến thức được học trong nhà trường.
Còn ông Hà Văn Sinh - Giảng viên Trường Đại học Nha Trang - cho biết: Thành tố quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT trong trường học nói chung và trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng không phải là những chuyên gia CNTT mà chính là các thầy cô giáo say mê CNTT và tìm cách đưa các ứng dụng CNTT vào trong bài giảng của mình.
Việc ứng dụng CNTT là điều rất cần thiết để trau dồi những kĩ năng ngoại ngữ như ngữ pháp, từ vựng, nghe, nói... mà không cần phải đầu tư những khoản tiền lớn để cho giáo viên ra nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.