Chỉ vì khó khăn, bỏ tiền mừng ít mà nhiều người đã bị cô dâu và chú rể tẩy chay ngay sau đó.
Trong thời buổi kinh tế hiện đại, chuyện phong bì ngày cưới càng được quan tâm hơn bao giờ hết, đôi khi nó còn là tiêu chí để người ta định đoạt tình cảm thấp, cao.
Cô dâu chạy trốn về nhà mẹ đêm tân hôn
Ngày cưới là ngày hạnh phúc thiêng liêng của mỗi người con gái. Nhưng đó lại là ngày “cực hình” của cô dâu nào không may phải cưới hai lần… với cùng một chú rể.
Mất lòng vì có đi mà không có lại
Có một luật lệ bất thành văn là mỗi khi nhận được một tấm thiệp hồng mời cưới là phải nghĩ ngay đến phong bì mừng. Nó vừa là vốn liếng cho đôi tân lang, tân nương sau ngày cưới, lại vừa là khoản nợ không rõ thời hạn. Nợ thì phải trả lãi bởi thời buổi lạm phát tăng cao, phong bì sau phải dày hơn phong bì trước. Nếu mỏng hơn, tình cảm thân thiết trước đó bỗng nhiên nhạt nhòa vì có đi mà không có lại.
Cô dâu, chú rể nhận phong bì trong lễ cưới.
Cô dâu, chú rể nhận phong bì trong lễ cưới.
Những lời thủ thỉ to nhỏ như: “Ngày trước cưới nó tao đi bằng 500.000 đồng, mà bây giờ tao cưới nó lại đi ít hơn. Chẳng phải nó không coi tao ra gì?” - là câu hỏi của các cô dâu, chú rể sau ngày cưới trò chuyện với bạn bè mình. Và phong bì vô tình trở thành thước đo tình cảm.
Lê Hân ( 27 tuổi, Hà Nội) buồn bã kể lại câu chuyện của mình. Số là ngày đó, hai vợ chồng Hân còn khó khăn, cưới đứa bạn thân chỉ dám bỏ 300.000 đồng. Cô nghĩ, thôi thì ít ra cũng bằng số tiền trước đây bạn mừng mình.
Nào ngờ sau ngày cưới, cô thấy bạn đối xử với mình khác hẳn, vừa chậm lời, vừa lạnh nhạt. Mãi đến sau này cô mới được biết thì ra bạn bức xúc vì ngày trước cô cưới, họ mừng 500.000 đồng, giờ họ cưới cô lại mừng ít đi.
Hân thủ thỉ: “Có thể ngày đó khi bóc phong bì mình không ghi chép cẩn thận nên nhớ nhầm. Cô bạn ấy rêu rao khắp nơi rằng, không trả được hơn thì ít nhất cũng phải trả bằng vì giờ thứ gì cũng đắt đỏ hơn xưa. Chẳng lẽ vì cái phong bì cưới lại có thể ảnh hưởng nhiều tới tình cảm bạn bè đến thế”.
Chuyện phong bì ít, nhiều cũng khiến không ít gia đình lẫn quan khách lăn tăn. Nhiều người có suy nghĩ rằng tiền mừng ít, tình cảm ít và ngược lại.
Vốn là sinh viên, không có nhiều tiền nên khi đi đám cưới đứa bạn, Khánh (20 tuổi, sinh viên năm hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chỉ bỏ được phong bì 100.000 đồng.
Về sau, cô cũng bị cô dâu mới bêu riếu khắp nơi rằng: “Mang tiếng là bạn thân mà chỉ mừng có ít, mừng thế thà không mừng còn hơn”. Nghe xong câu đó, bao nhiêu tình cảm bạn bè trước đây của như bay đi đâu hết. Khánh buồn bực: “Chẳng lẽ bạn ấy không hiểu mình chỉ đang là sinh viên. Hơn nữa, cứ phong bì dày mới xứng là bạn thân, còn phong bì mỏng thì là người dưng nước lã?”.
Nhưng tình cảm bạn bè thân thiết vơi đi chút ít còn hi vọng có ngày lấy lại, chứ mối quan hệ giữa sếp với nhân viên mà mất thì khó mà vun vén. Không ít người bị sếp “đì” cho khốn khổ vì chỉ phong bì mỏng.
Hoàng (29 tuổi, nhân viên maketing) kể: “Lần đó con gái sếp cưới, tôi theo sự thống nhất của mọi người bỏ phong bì 1 triệu đồng. Nào ngờ, họ lẳng lặng bỏ phong bì hơn, còn tôi thì thật thà tin là thế. Mà giả sử họ có bảo mừng vài triệu thì chắc tôi cũng không có tiền. Ấy thế mà, sau đó sếp giận thật, có những việc trước sếp rất tin tưởng tôi thì giờ giao cho người khác làm. Ngay cả việc xin dấu, chữ ký cũng bị sếp làm khó. Từ đó trở đi, hễ con ông, bà nào cưới là tôi cứ cắn răng lột túi mà bỏ phong bì to cho yên ổn”.
Đi đám cưới ngồi nhầm mâm, đút nhầm phong bì
Đút nhầm phong bì, không được đón tiếp, bị đùn đẩy sang mâm cỗ nhà trai ngồi... là những tình huống dở khóc dở cười xảy ra ở đám cưới nhà hàng.
Mất "động phòng" vì phải đếm phong bì
Nhiều cặp đôi, đêm động phòng chong đèn sáng rực chỉ để… đếm phong bì. Ai cũng sốt sắng về số tiền mình nhận được là bao nhiêu, có đủ hoàn lại vốn liếng bỏ ra khi làm cỗ bàn mời quan khách. Thế là vừa mở, vừa đếm, vừa ghi chép và đôi khi còn tranh luận, cãi vã nhau.
Nhưng chỉ đếm phong bì của hai vợ chồng còn dễ bởi, dù là tiền mừng của bạn dâu hay bạn rể thì cũng là vốn liếng chung, giờ cùng ăn, sau cùng trả. Rắc rối hơn là khi lễ cưới được tổ chức tại nhà hàng, hai bên gia đình để phong bì chung một thùng, thì việc kiểm kê phong bì sao cho rạch ròi, chính xác lại là trách nhiệm lớn của đôi vợ chồng mới cưới. Và dĩ nhiên, đêm tân hôn sẽ chẳng còn tình cảm, lãng mạn như nó vốn có.
Hương kể lại đêm tân hôn dở khóc, dở cười của mình: “Đêm động phòng, sau khi hoàn tất mọi thủ tục lễ nghĩa, hai vợ chồng định đi vào nội dung chính thì nhận được điện thoại của mẹ chồng bảo hai đứa phải kiểm kê phong bì trước khi ngủ. Thế là hai đứa lật đật trở dậy, mở từng phong bì, ghi chép đâu là tiền nhà trai, đâu là tiền nhà gái. Xong xuôi cũng hơn 2h sáng, cả hai mệt bã hơi, lăn ra ngủ, khỏi động phòng”.
Việc phân loại phong bì sao cho rạch ròi, chính xác cũng khiến không ít cặp đôi cãi nhau trong đêm tân hôn. Phong bì bỏ chung một thùng, lại chỉ ghi tên với dòng chữ “Mừng trăm năm hạnh phúc”, không sao phân biệt nổi đâu là của nhà dâu, đâu là của nhà rể. Mà tân lang, tân lương thì lại có trách nhiệm phải thu giữ đúng số tiền nhà mình, thế là từ vợ chồng trở thành kẻ địch, tranh luận, cãi vã. Đêm động phòng lãng mạn bỗng nhiên trở thành đêm đầy áp lực.
Phong bì ngày cưới không chỉ còn là tấm lòng, mà còn là trách nhiệm quan khách phải hoàn thành với gia chủ. Sức nặng của nó lớn đến mức đôi khi có thể định đoạt chuyện tình cảm ít, nhiều, thấp, cao.